Tuesday, 26 April 2016

Người Việt chuyển tài sản ra nước ngoài



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkmhnWC9weZrdzRpUCPE99EcGqWjjx8u6kDzstOlrmww1j3Vl-QXWT9GRabOAkQcEAT7pAVoGxkktnENzdyIy6gBQUGpTg8csLWTuONfXamjx8dvK4kKrs3n1A9OpxghM5ey1S5ZGBSc8C/s1600/DAT+CUA+ONG.jpg


Người Việt chuyển tài sản ra nước ngoài

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-04-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_9O1MN
Người dân tìm hiểu thông tin về các tour du lịch nước ngoài tại một hội chợ du lịch quốc tế ở Hà Nội vào ngày 15 tháng Tư năm 2016.
AFP photo

Giữa tháng Tư năm 2016, xuất hiện một thông tin là trong quí ba năm 2015, có đến 7 tỉ 300 ngàn đô la Mỹ được người Việt gửi ra nước ngoài. Sau đó đã có những đính chính từ phía cơ quan nhà nước rằng đây là số tiền giao dịch giữa các ngân hàng, và việc ấy là việc bình thường.

Từ Hà Nội chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng:
Theo tôi hiểu thì nó cũng không hoàn toàn bình thường, vì vừa qua có mấy hiện tượng làm cho chúng ta chú ý. Một là các doanh nghiệp nhỏ, bị phá sản, bị đóng cửa tăng lên. Thứ hai là các doanh nghiệp có kết quả, có thành công, thì cũng có một hiện tượng là sáp nhập, hợp nhất, với các doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như là thương hiệu bánh Kinh Đô.

Có sự đánh giá coi đó là tín hiệu tích cực, là để tăng tiền vốn và mở rộng qui mô. Nhưng cũng có đánh giá coi đó là một điều đáng lo ngại là các doanh nghiệp có kết quả thì bây giờ cũng cảm thấy không được an tâm, thay vì tiếp tục kinh doanh thì lại đi bán lại thương hiệu của mình. Tôi nghĩ mỗi luồng ý kiến đều có lý của họ. Có lẽ là tình hình tới đây sẽ phải tiếp tục theo dõi để đi đến một kết quả rõ ràng hơn.

Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt nam cần phải cải cách thể chế để bảo đảm người Việt Nam có trình độ cạnh tranh hiệu quả như là các nước trong khu vực. 

- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Kính Hòa: Việc mà những người Việt giàu có chuyển sang sống và làm việc ở nước ngoài thì theo Tiến sĩ nó trầm trọng tới mức nào?


Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi việc người Việt Nam thành đạt, giàu có, chuyển ra nước ngoài làm việc là một hiện tượng đáng chú ý, và đáng lo ngại.

Bởi vì có một số khá đông người Việt Nam hiện nay tuy đang ở trong nước, nhưng đã có chuẩn bị mua nhà, gửi con đi học, đăng ký công ty ở nước ngoài. Gần đây có một hiện tượng đáng chú ý là có một số doanh nghiệp trẻ của Việt Nam, có chuyên môn, có trình độ, thay vì đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam thì họ lại đăng ký ở Singapore, dễ dàng nhanh chóng hơn, và họ có thể kinh doanh một cách thuận lợi hơn.
Đó cũng là chỉ dấu cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, và việc cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách.
Kính Hòa: Có một số thống kê mang tính định lượng nào về khoản tài sản mà người Việt chuyển ra nước ngoài không thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Thống kê đó thì chắc chắn không thể chính xác được, vì cái dạng tài sản mà chuyển ra nước ngoài đó được chuyển với rất nhiều cách khác nhau, công khai và không công khai, cho nên tôi e là cho đến bây giờ chưa thể có con số đáng tin cậy được.

Phải cải cách thể chế
Kính Hòa: Ngược lại cũng có một lượng tiền từ nước ngoài đổ về gọi là kiều hối, thì theo tiến sĩ sự cân bằng giữa lượng tiền đổ về và lượng tiền mất đi được đánh giá như thế nào?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Có một lượng tiền được gửi về Việt Nam được coi là tiền kiều hối với trị giá rất lớn, lên đến độ 11 hay 12 tỉ đô la hàng năm. Đang có những đánh giá khác nhau.

Có người cho rằng đấy không thực sự là tiền kiều hối, mà có thể là tiền chuyển từ nước ngoài về dưới những hình thức kinh doanh, lại quả, những hình thức gì đó chứ không phải kiều hối. Bởi vì nếu số tiền kiều hối là như vậy, tính theo đầu người Việt Nam thì mỗi người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về một số tiền đến 2800 đô la hàng năm nếu tôi nhớ không nhầm. Số tiền ấy là quá lớn so với thu nhập thực của người Việt Nam. Cho nên có ý kiến cho rằng đó là số tiền chuyển về nhưng không thực sự là kiều hối, mà là những dạng tiền khác nhau, phức tạp, cần nghiên cứu kỹ thêm.

Kính Hòa: Tiến sĩ có thể nói cụ thể vài điểm, làm thế nào để người Việt Nam có thể an tâm kinh doanh trong nước, và lưu giouwx tài sản trong nước. Đi xa hơn, là thu hút những người giàu có không phải là người Việt Nam đến Việt Nam sinh sống và làm ăn không?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Đấy là một điều mà hiện nay xã hội và chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Đó là Việt Nam rất muốn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Và muốn như vậy thì phải cải cách thể chế, trong đó có mấy nội dung cơ bản.

Theo tôi việc người Việt Nam thành đạt, giàu có, chuyển ra nước ngoài làm việc là một hiện tượng đáng chú ý, và đáng lo ngại.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Một là điều kiện kinh doanh phải thông thoáng. Sắp tới đây ngày 29 tháng tư, thì ông Thủ tướng sẽ gặp cộng đồng doanh nghiệp, có thông điệp mạnh mẽ về việc cải thiện môi trường kinh doanh. Ví dụ vừa rồi là xử lý vụ quán phở Xin Chào, dừng vụ án, bước đầu có hình thức xử lý đối với hai quan chức của Viện kiểm sát quận Bình Chánh, đó là dấu hiệu cho thấy đã có bước đầu.

Điều quan trọng nữa, là phải bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp tài sản của người dân.
Và điều này có liên quan đến nhiều vấn đề. Ví dụ như là người nông dân, hiện nay không có quyền sở hữu về đất đai, cho nên là nhà nước có thể thu hồi đất của người nông dân, cho nên họ không quan tâm đến việc tăng độ phì, việc đầu tư vào đất đai bị hạn chế.
Điều thứ hai nữa là những người giàu có chưa được an tâm khi có những vụ án hình sự hóa quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế. Đó là điều làm cho người ta lo lắng nên người ta đã tìm cách bán bớt tài sản của người ta cho nhà đầu tư nước ngoài, chuẩn bị sẳn để đi ra nước ngoài khi người ta cảm thấy cần thiết bằng cách là mở công ty, mua nhà, gửi con cái đi học, rồi cho con cái ở lại.
Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam cần phải cải cách thể chế để bảo đảm người Việt Nam có trình độ cạnh tranh hiệu quả như là các nước trong khu vực.

Điều thứ hai rất là quan trọng là quyền sỡ hữu. Các quyền đó phải được bảo đảm bằng luật pháp rõ ràng cũng như là trong thực tế của cuộc sống.

Nếu không có thì người dân sẽ tiếp tục lo ngại và không dồn sức để đầu tư kinh doanh, thậm chí nếu kinh doanh được thì tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài.
Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ.



Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc và hai căn biệt thự tại Mỹ

 

 

"...Vậy là đã rõ, ngay trước Đại hội Đảng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị sẵn sàng cuộc sống cho mình và gia đình tại Mỹ dưới sự giúp đỡ của Đặng Văn Thành. Câu hỏi cuối cùng dành cho Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW là: Mục đích của ông Phó Thủ tướng khi mua 2 căn biệt thự tại Mỹ?, và một câu hỏi ngỏ, tại sao Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh thoát khỏi vụ bê bối tại Sacombank, Sacomreal?..."

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng bầu đoàn thê tử trong chuyến công  cán bằng tiền nhà nước đến xứ sở tự do kết hợp thăm hai căn biệt thự  của gia đình

Đến giờ này, ai cũng đã biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia đình đang trực tiếp sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam, chưa tính những tài sản bằng cổ phiếu, kim cương và những bất động sản ở Mỹ, Singapore mà gia đình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ “anh chị em kết nghĩa” đứng tên hộ, điển hình là 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim (quận Cam, tiểu bang California, thành phố nổi tiếng với công viên giải trí Theme Park) mà chúng tôi đang thông tin đến bạn đọc. Qua đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Ông Phúc sở hữu những tài sản gì tại Mỹ và từ bao giờ? Ai quản lý giúp ông những khối tài sản này? Và quan trọng nhất, mục đích của ông khi chuẩn bị sẵn các cơ ngơi tại Mỹ?

Việc chuẩn bị cơ ngơi tại Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc được bắt đầu từ năm 2005, khi ông còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Ủy viên Ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội Khóa 12 và đang chạy về Trung ương với chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ đứng tên này được giao cho gia đình người em kết nghĩa, đại gia Đặng Văn Thành (Sacombank) mà trực tiếp cô công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My, ái nữ của Đặng Văn Thành, người được Nguyễn Xuân Hiếu (quý tử nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) gọi thân mật là “chị ba”.
Vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vợ chồng Đặng Văn Thành cùng công chúa mía đường Đặng Huỳnh Ức My tại tiệc hấp hôn đình đám của vợ chồng Đặng Văn Thành

Căn biệt thự thứ nhất tại Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được mua ngày 3/6/2005 với giá 790 nghìn USD (khoảng 17 tỷ đồng, giá 2014 đã trên 1 triệu đô la Mỹ), tọa lạc tại số636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804.
Căn biệt thự tại số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mua từ năm 2005

Đối diện căn biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ là công viên, thảm cỏ xanh mướt

C
ăn biệt thự thứ hai tại Mỹ được ông Nguyễn Xuân Phúc mua ngay trước thềm Đại hội Đảng 11 nằm cùng thành phố Anaheim, tọa lạc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808 cũng do nhà Đặng Văn Thành đứng tên ký hợp đồng ngày 18/10/2010 với giá 575 nghìn USD (khoảng 12,3 tỷ đồng).
Căn biệt thự thứ 2 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị cả hồ bơi gia đình phía sau căn biệt thự sang trọng này

T
hực ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tính toán việc xây dựng căn cứ tại Mỹ từ hàng chục năm trước khi đưa quý tử Nguyễn Xuân Hiếu vào TPHCM học trường Quốc tế (2005) đến khi đi du học Mỹ (2009). Từ đó đến nay, cậu quý tử Nguyễn Xuân Hiếu được bố nuôi Đặng Văn Thành bảo bọc từ A-Z, thậm chí tại Tập đoàn Thành Thành Công thành lập ra một tổ công tác do Ức My trực tiếp điều hành phụ trách cung phụng cho “cu Bin” (tên thân mật của Nguyễn Xuân Hiếu), thời gian ở Mỹ của Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và tán gái, ngay cả bài tập ở trường cũng được tổ công tác làm giúp.
Bằng lái xe tại Mỹ của Nguyễn Xuân Hiếu, quý tử của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi rõ địa chỉ căn biệt thự 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804


Thời gian du học tại Mỹ của quý tử Nguyễn Xuân Hiếu chủ yếu là chơi game, tiệc tùng và tán gái cùng các quý tử nhà đại gia Đặng Văn Thành

Vậy là đã rõ, ngay trước Đại hội Đảng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị sẵn sàng cuộc sống cho mình và gia đình tại Mỹ dưới sự giúp đỡ của Đặng Văn Thành. Câu hỏi cuối cùng dành cho Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW là: Mục đích của ông Phó Thủ tướng khi mua 2 căn biệt thự tại Mỹ?, và một câu hỏi ngỏ, tại sao Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh thoát khỏi vụ bê bối tại Sacombank, Sacomreal? Ngoài ra, không biết lương ông Phó Thủ tướng thường xuyên hô hào quyết liệt chống tham nhũng có đủ trả cho tiền thuế hàng năm tại Mỹ cho các căn biệt thự trên không?
Nên đọc thêm:






__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List