Wednesday 27 January 2016

Hạnh phúc và tiền bạc


Tình chỉ đẹp khi còn dang dở !!!!

Đoàn Dự

Cà phê Trung Nguyên: ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Hạnh phúc và tiền bạc
Hạnh phúc và tiền bạc

Hạnh phúc và tiền bạc




. Gia đình, 4 con – 2 trai 2 gái – và 2.000 t đồng.
Cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp rất nổi tiếng tại Việt Nam. Cuối tháng 9 – 2015, dư luận trong nước xôn xao về tin đồn hai vợ chồng vị “đại gia”, chủ của Tập đoàn cà phê này – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo – tan vỡ và đã nộp đơn l
i dị. Đến nay, không chỉ li dị, cặp vợ chồng tài năng và giàu có này còn đối đầu nhau trong “cuộc chiến” về quyền lực và tranh chấp khối tài sản hơn 2 ngàn t tức khoảng 100 triệu đô la.

Cậu sinh viên nghèo và cô tiểu thư khuê các
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình cậu chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi Mơ-drắc (M’drak) tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, cha cậu bị bệnh nặng, gia cảnh sa sút.
Cậu Vũ sau này tâm tình: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó. Khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc, không làm sao có đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh”.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Đặng Lê Nguyên Vũ vừa học vừa bẻ ngô, chăm nom heo và giúp mẹ đóng gạch. Cậu phải lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km đến trường trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như ngày mưa.
Hanh phuc va tien bac - H.2
Năm 1990, 19 tuổi, cậu thi đậu vào trường Đại học Y khoa Tây Nguyên ở Ban Mê Thuột, mẹ cậu đã phải bán lúa và nhiều thứ khác trong nhà để cậu từ huyện miền núi Mơ-đrắc lên thành phố Ban Mê Thuột nhập học. Vừa đi học cậu vừa đi làm thêm để kiếm sống. Đang học năm thứ ba Y khoa, đột nhiên cậu bỏ học, quyết tâm gây dựng cơ nghiệp bằng cà phê – lợi thế rất lớn của vùng Ban Mê Thuột. Cậu đi Tuy Hòa, đến xin làm công cho quán Cà phê Tùng của ông Tiến “râu”, một quán bán cà phê ngon nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. (Xin phân biệt với Cà phê Tùng ở Đà Lạt). Tuy làm công nhưng sự thực là Nguyên Vũ học nghề rang, xay cũng như pha chế cà phê của ông Tiến “râu”. Sự siêng năng, cầu thị của người thanh niên khiến ông Tiến rất hài lòng. Chẳng những tận tình chỉ bảo các bí quyết mà ông còn tiên đoán: “Cậu này ít nữa kiếm được vốn mở tiệm cà phê thì dư sức sống”. . 
Năm 1996, 25 tuổi, Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành dụm được chút vốn liếng nhỏ nhoi trong việc làm công, bèn trở về Ban Me Thuột, cùng hai người bạn thuê nhà, lập “Hãng cà phê Trung Nguyên” chuyên rang, xay và pha chế cà phê để bán bỏ mối. “Hãng” lúc ấy chỉ là một căn nhà có diện tích 12 mét vuông với chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, đồng thời 3 người cũng mở một quán cà phê nhỏ ở Ban Mê Thuột. Quán bán cà phê ngon, dần dần có uy tín, các quán khác lấy cà phê xay của Trung Nguyên, công việc làm ăn trở thành thuận lợi.
Hàng ngày Vũ kì cạch đi giao cà phê cho các quán bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang chiếc xe gắn máy cũ. Còn hai người bạn, một người trông nom quán cà phê – cũng lấy tên Trung Nguyên – một người trông nom “hãng”.
Năm 1998, Đặng Lê Nguyên Vũ và hai người bạn quyết tâm xuống Sài Gòn mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên. Ba “ông chủ” háo hức chỉ có duy nhất một chiếc xe máy cà tàng đã nhanh chóng… dẹp tiệm vì không cạnh tranh nổi với các quán cà phê thiết kế đẹp đẽ và lịch sự. Hai người bạn trở về Ban Mê Thuột, còn Đặng Lê Nguyên Vũ, không nản chí, chàng chuyển xuống miền Tây, thuê nhà, mở một “xưởng” chế biến cà phê. Lại thất bại, vốn liếng sạch bách, chỉ còn lại mấy dụng cụ rang và xay cà phê cổ lỗ, cũ rích.
Cái may lớn nhất trên đời của Nguyên Vũ là những lúc ở Ban Mê Thuột hoặc Sài Gòn chàng thường gặp một cô gái rất đẹp tên là Lê Hoàng Diệp Thảo, con gái của ông bà chủ một tiệm vàng rất lớn ở Ban Mê Thuột và có nhiều nhà cửa cho thuê tại Sài Gòn. Hai người yêu nhau. Với con mắt tinh đời, Diệp Thảo biết Nguyên Vũ là người có tài và có ý chí nên quyết định lấy chàng làm chồng mặc dầu chàng đang gặp lúc gian truân, hai bàn tay trắng không một đồng xu dính túi. Đám cưới rất lớn cả ở Sài Gòn lẫn Ban Mê Thuột đều do nhà gái đài thọ. 
Sự thành công của con người thường gồm ba điều kiện: thứ nhất là may mắn, thứ hai là tài năng, thứ ba là vốn liếng. Tài năng thì Nguyên Vũ có sẵn. Về may mắn, chàng gặp được Diệp Thảo và từ sự may mắn đó đẻ ra vốn liếng: gia đình nhà vợ sẵn sàng cung ứng cho chàng cả về nhà cửa cũng như tiền bạc để mở rộng Hãng cà phê Trung Nguyên ở Ban Mê Thuột và một quán cà phê lớn ở Sài Gòn.
Thành công nối tiếp thành công, một quán hóa thành nhiều quán. Cà phê Trung Nguyên dần dần nổi tiếng, được nhiều người xin mua thương hiệu với các điều kiện do Trung Nguyên đưa ra, và Trung Nguyên trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu giống như đại công ty Đồ ăn nhanh Mc Donald bên Mỹ. Các quán cà phê mang tên Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện, quán nào cũng rất đông khách và một trong những điều kiện do Trung Nguyên đưa ra là phải dùng cà phê do Hãng Trung Nguyên chế biến. 
Với mô hình kinh doanh này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan (Instant coffee) G7 của Trung Nguyên chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả cà phê nhập từ nước ngoài.
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia trên thế giới. “Ông chủ” Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là “Ông vua cà phê Việt Nam”.
(H.5: Một tiệm cà phê Trung Nguyên)
Đặng Lê Nguyên Vũ thường về quê nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình. Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD.
Năm 2013, Starbucks, một thương hiệu cà phê Mỹ nổi tiếng thế giới xâm nhập Việt Nam với kiểu văn hóa “muốn uống thì phải xếp hàng” mới lạ. Ông Vũ tuyên bố Starbucks không hề làm ông lo ngại, ông đã từng thắng những đối thủ lớn hơn nhiều.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là một người rất kín tiếng cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng tư. Cho đến nay, giới thạo tin vẫn chưa biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào. Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên người ta chỉ nhớ đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ có nhiều cá tính với một tuổi thơ lam lũ, bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm cỡ… thế giới (!). 
Hanh phuc va tien bac - H.6
Sự thực không hẳn là bà Diệp Thảo không có quyền hành gì trong công ty. Nhiều nguồn tin khẳng định rằng người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Diệp Thảo.
Người ta chỉ biết phong thanh, gia đình bà Thảo là một tiệm vàng lớn nhất Ban Mê Thuột, sở hữu hàng loạt bất động sản tại Sài Gòn. Gia đình vợ giúp đỡ Đặng Lê Nguyên Vũ rất nhiều trong việc gây dựng sự nghiệp. Thậm chí, khi ông Vũ thất bại, chính gia đình vợ đã rót vốn giúp ông vươn lên. Có lẽ do bà Thảo kín tiếng, không thích mọi người biết về mình nên ông Vũ cũng ít khi nói về vợ. 
Cuộc chiến “vương quyền” và tiền bạc
Từ cuối tháng 9/2015 đã có nhiều tin đồn này nọ về sự rạn nứt giữa hai vợ chồng ông Nguyên Vũ. Đến khoảng giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ sự khúc mắc trong gia đình của cặp vợ chồng giàu có Nguyên Vũ – Diệp Thảo.
Và sự hoài nghi gần như được xác định khi gần đây, biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị thông báo chấm dứt tư cách chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc công ty Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, đơn vị trực tiếp sản xuất cà phê hòa tan G7 của bà Thảo . 
Hanh phuc va tien bac - H.7
Ngay lập tức, bà Thảo có văn bản gửi khách hàng và các nhân viên, khẳng định rằng văn thư ban hành gần đây của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc mà còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì vậy, bà tuyên bố bác bỏ tất cả các văn bản này.
Bà Thảo cho biết: “Các cuộc họp HĐQT liên quan đến nội dung thông qua việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên của tôi không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với diễn biến thực tế trong quá trình đang giải quyết việc l
i hôn giữa cá nhân tôi và ông Đặng Lê Nguyên Vũ”.
Theo bà Thảo, HĐQT Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên có 3 thành viên: gồm bà, ông Vũ và đại diện tập đoàn Trung Nguyên. Tuy nhiên, trong các lần họp HĐQT, chỉ có một mình ông Vũ dự họp và tự cá nhân ông ra quyết định cũng như kết luận các nội dung của cuộc họp, như vậy là sai nguyên tắc.
Bà cũng cho biết, trong thời điểm hiện tại, bà và ông Vũ đang tiến hành thủ tục l
i hôn, do đó bà đã gửi đơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đề nghị ngăn chặn mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng như thay đổi các chức danh quản lý đối với công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên để chờ kết quả giải quyết li hôn của tòa án.
“Do vậy, hiện tại Sở này vẫn chưa thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh của công ty”, bà Thảo khẳng định hiện tại bà vẫn kiêm 3 chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật duy nhất của công ty.
Mãi đến lúc có văn bản của bà Thảo gửi các khách hàng dư luận mới biết về cuộc ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo.
Việc phân chia tài sản hơn 2.000 t
đồng của vợ chồng bà không có gì là rắc rối, bởi vì ông kết hôn với bà từ lúc còn hàn vi, theo pháp luật tại Việt Nam, tất cả các tài sản hay tiền bạc trong nhà ngân hàng, dù đứng tên ông chăng nữa cũng đều phải chia đôi. Việc đó dễ rồi nhưng còn 4 đưa con, 2 trai 2 gái đẹp như thiên thần thì “chia“ thế nào, ai theo mẹ, ai theo cha?
Than ôi, đàn bà Việt Nam vốn có thói quen nhường nhịn chồng. Nhất là đối với người chồng đã tạo nên s nghiệp, có trong tay hàng t thì họ lại càng nể. Dù chồng có tính hơi bay bướm, thỉnh thoảng ra ngoài “ăn phở”, “ăn bánh trả tiền”, họ vẫn có thể tha thứ được. Nhưng nếu chồng vợ nọ con kia thì không, dù chồng có hàng ngàn t họ cũng bất cần, vẫn cứ li dị như thường
.
Không ai biết rõ nguyên nhân chính thức trong việc l
i hôn của vợ chồng ồng Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng bà Diệp Thảo là người kín đáo, đáng kính đáng trọng và yêu thương chồng rất mực từ khi ông còn tay trắng, vậy thì cái gì đã làm cho hạnh phúc của gia đình bà tan vỡ? Chẳng qua chỉ là cái tật lúc quá giàu sang thì quên người đầu gối tay ấp với mình mà thôi.

Đoàn Dự







__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Hạ cánh an toàn

 


Hạ cánh an toàn

Đây là nhóm chữ được "phát minh" sau năm 1975. Nhóm chữ này dành cho những trường hợp các "quan chức" lớn (của các "triều đại" cai trị theo lối độc tài) khi họ từ chức, trở về đời sống dân giã.

Nói cho dễ hiểu qua các thí dụ sau. Boris Yelsin, Cựu Tổng Thống Nga, dựng 2(3) Thủ tướng trước khi rời bỏ chính quyền. Theo nhiều nguồn tin, sỡ dĩ ông ta chọn Putin, vì không những Putin là xếp cơ quan tình báo Nga mà còn là người sẵn sàng che đậy, bảo vệ cho Putin, tránh được những điều tra, truy xét về những việc làm trước đây của Yetsin, khi ông này còn tại chức.

Tại Trung quốc, người ta cho rằng Tập Cận Bình đã ra tay xử lý các vụ tham nhũng lớn trong chính quyền là muốn tiêu diệt tay chân đàn em của Giang Trạch Dân.

Trường hợp tại VN, những kẻ lãnh đạo trước đây, chẳng hạn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải...v..v..trước khi rời bỏ chức vụ, cũng đã có những sắp xếp cá nhân.. hay của đảng, để họ về hưu một cách an toàn.

Lần này, đảng CSVN đã dàn xếp việc Nguyễn Tấn Dũng về hưu một cách êm thắm. Người dân trong và ngoài nước, do các "bình loạn" lung tung, có vẻ như ủng hộ nhân vật này, hơn là Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng, đó chỉ là màn tung hỏa mù!. Bọn phù thủy thời đại (bọn Thái thú tân thời) đã làm một màn ảo thuật độc đáo, khi bày trò Đại hội, để qua đó, một cách chính thức và gián tiếp nói với Mỹ là, những cố gắng của người Mỹ trong thời gian qua chỉ thành công đến mức đó mà thôi. Muốn tung chiêu gì nữa, người Mỹ cứ làm... nhưng công việc bắt đầu lại từ điểm mốc nào ... không ai có thể đoán trước được.

Thế là, Dũng ra đi êm xuôi. Dũng đã hạ cánh an toàn như sắp xếp của Đảng!


Đặng Quang Chính
26.01.2016
13:55
__._,_.___

Posted by: chuong ngoc van dam 

Sunday 24 January 2016

“Đại gia” cũng khóc - Đoàn Dự ghi chép

 



Sau một thời gian dài theo đuổi vụ kiện về căn nhà với người con trai cả cùng máu mủ, đại gia Lê Ân đã giành phần thắng trong phiên tòa ngày 23-12-2015.


 Tuy nhiên, kết quả ấy đồng nghĩa với nụ cười hay nước mắt? Bởi vì ông cực kỳ giàu có, sở hữu các tài sản hàng ngàn tỷ đồng, chỉ riêng chiếc xe Rolls Royce rước dâu ông “mua chơi” khi làm đám cưới với cô vợ thứ 5 mới 20 tuổi đã là 26 tỷ đồng, tức cỡ 1,5 triệu đo-la lúc ấy (2011), vậy thì căn nhà đối với ông đâu có nhằm nhò gì. Dù khỏe ông cũng không thể sống tới vài trăm tuổi được. Các tài sản lớn như núi ông sẽ để lại cho ai ngoài cô vợ trẻ? Cha con lôi nhau ra tòa, nếu suy nghĩ kỹ “đại gia” sẽ thấy ngậm ngùi và cái đó người ta kêu là… đại gia cũng khóc! ( Đoàn Dự)

 



Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2016

“Đại gia” cũng khóc - Đoàn Dự ghi chép

                                     (Lê Ân cùng cô vợ thứ 5)

Bước sang năm mới 2016, đại gia Lê Ân cũng vừa tròn 78 cái xuân xanh. Thế nhưng không ai nghĩ ông là một cụ già, bởi lẽ ông vẫn còn khẩu khí ngút trời và luôn có những hành động khó đoán. Sau một thời gian dài theo đuổi vụ kiện về căn nhà với người con trai cả cùng máu mủ, đại gia Lê Ân đã giành phần thắng trong phiên tòa ngày 23-12-2015.<!->

 Tuy nhiên, kết quả ấy đồng nghĩa với nụ cười hay nước mắt? Bởi vì ông cực kỳ giàu có, sở hữu các tài sản hàng ngàn tỷ đồng, chỉ riêng chiếc xe Rolls Royce rước dâu ông “mua chơi” khi làm đám cưới với cô vợ thứ 5 mới 20 tuổi đã là 26 tỷ đồng, tức cỡ 1,5 triệu đo-la lúc ấy (2011), vậy thì căn nhà đối với ông đâu có nhằm nhò gì. Dù khỏe ông cũng không thể sống tới vài trăm tuổi được. Các tài sản lớn như núi ông sẽ để lại cho ai ngoài cô vợ trẻ? Cha con lôi nhau ra tòa, nếu suy nghĩ kỹ “đại gia” sẽ thấy ngậm ngùi và cái đó người ta kêu là… đại gia cũng khóc!

Trong số những đại gia vẫn hãnh diện khoe số tài sản hơn một ngàn tỷ của mình tại Việt Nam hiện nay, Lê Ân là trường hợp không dễ hiểu chút nào. Cuộc đời ông nhiều thăng trầm, nhiều ngang trái mà cũng nhiều… ngông nghênh. Vì vậy chuyện ông kiện tụng người con cả ruột thịt không hẳn bởi một căn nhà, mà chủ yếu là để chứng minh công lý phải thuộc về phía ông.

Người con trai tranh chấp tài sản với đại gia Lê Ân có cái tên khá đặc biệt do chính ông đặt: Lê Đa Ni En. Đó là con trai lớn nhất ông có với bà vợ đầu tiên tên Lê Thị Ngọc Lan, đã gắn bó với ông từ thuở hàn vi. Để hiểu rõ vụ kiện một cách đơn giản, chúng ta có thể tóm tắt như sau:
Căn nhà số 408 ngoài mặt đường Cách Mạng Tháng 8 được vợ chồng ông Lê Ân mua và sinh sống từ năm 1970, diện tích 76m2. Năm 1984, Lê Ân ly dị bà Ngọc Lan, để lại căn nhà này cho vợ cùng 5 người con ở và buôn bán.

Ông “làm lại cuộc đời” với người vợ thứ hai lai Mỹ, cô này có một đứa con, bỏ lại cho ông nuôi rồi đi mất. Ông hàn gắn với người thứ ba tên Kim Thu, đồng thời năm 1970, để gần gũi với máu mủ ruột rà, ông mua căn nhà ở ngay phía sau sát  với căn nhà 408 Cách Mạng Tháng 8, có diện tích 149,7m2.

Từ năm 1990, Lê Ân chuyển ra Vũng Tàu, mua nhà ở Vũng Tàu, căn nhà 149,7m2 (tức căn phía trong) khóa cửa bỏ không.
Bẵng đi một dạo, Lê Ân phát hiện ra Lê Đa Ni En đứng tên chủ quyền căn nhà 408 Cách Mạng Tháng 8 với diện tích lên đến 225,7m2, tức bao gồm luôn cả căn bỏ không phía trong, điều đó có nghĩa Đa Ni En đã gộp hai căn làm một và điều lạ lùng là cơ quan hành chánh quận Tân Bình Sài Gòn vẫn làm giấy tờ cho Đa Ni En làm chủ trong khi cả hai căn đều đứng tên Lê Ân. Ông Lê Ân điên tiết, bèn khởi kiện con trai ra tòa để đòi lại tài sản của mình.

Sau 25 năm kiện tụng, ngày 23-12-2015 đại gia Lê Ân đã thắng con trai mình về mặt pháp lý. Còn về mặt đạo đức thì thật ê chề khi hai cha con coi nhau như thù địch. Thậm chí trước tòa họ không xưng hô với nhau có chút tình nghĩa, mà ông Lê Ân gọi con trai mình là “ông Đa Ni En”, còn Đa Ni En gọi ông là “đại gia Lê Ân”. Ông Lê Ân biện giải với tòa rằng ông muốn lấy lại căn nhà để sẽ bán đi, chia đều cho các con.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã bị đẩy đi quá xa khi, cũng trước tòa, ông nói về con trai: “Con cả của tôi không có cái tâm. Tôi nhìn mặt nó không phải mặt người mà là mặt quỷ. Mấy chục năm qua nó định đánh tôi nhưng tôi đều chạy. Chả lẽ tôi đánh lại nó thì bằng với nó hay sao? Là một người cha mà có đứa con ngỗ nghịch như vậy thì tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cay đắng lắm nhưng tôi không biết làm thế nào”. Ối trời cao đất dầy, cha con mà cạn tàu tráo máng như thế thì đúng là cay đắng thật!

Thẳng thắn mà nói, ông Lê Ân là một người rất sòng phẳng. Ông luôn quyết liệt kiểu ăn miếng trả miếng, ơn thì đền, oán thì trả. Trước khi cưới cô Mai Thị Mai (báo chí thường gọi là cô Mai Mai) nhỏ hơn ông 55 tuổi làm vợ thứ 5, đại gia rất hận ba người vợ trước đó, nhân lúc mình nguy khốn đã phụ bạc mình. Để thỏa cơn uất hận, ông cho tạc ba bức tượng của ba bà vợ cũ và trưng bày ngay trước khuôn viên Khu du lịch Chí Linh của ông ở Vũng Tàu. Đến nay ông vẫn bộc bạch với báo chí hầu như chưa nguôi cơn giận: “Tui cho tạc tượng mấy bả để khắc cốt ghi tâm những gì mấy bả đã đối xử với tui. Mỗi lần nhìn tượng mấy bả, tui càng có thêm nghị lực để vươn lên, nhắc nhở mình rằng không nên sa lầy vào những cuộc hôn nhân không tốt đẹp như vậy nữa!”
Dĩ nhiên yếu tố để được gọi là đại gia là tiền bạc chứ không ai đòi hỏi đại gia phải có phẩm chất của bậc đại trượng phu, bao dung, độ lượng!
Tuổi thơ nghèo khó

Ông Lê Ân sinh năm 1938 (Mậu Dần) trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam. Ông là người con thứ 5.
Lê Ân có tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Biến cố đầu tiên của cuộc đời ông chỉ xuất hiện khi, năm 1958, 20 tuổi, ông trốn quân dịch, vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước) dưới chế độ TT Ngô Đình Diệm.

Vào An Lộc, Lê Ân mưu sinh bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ – loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân – rồi đặt trước doanh trại quân đội An Lộc, phía trên vỉa hè để sửa thuê quần áo lính. Ông sửa rẻ, lại đẹp nên lính đem ra sửa rất đông, nhiều khi làm không hở tay.
Hơn năm sau, Lê Ân đã có đủ tiền mua lại cái máy may đã thuê đồng thời mua thêm 2 cái máy may khác để mướn thợ làm phụ với mình.

Một lần, Lê Ân có một vị khách lạ. Ông cụ này từ Bắc vào Nam từ năm 1948. Khách bảo “Thấy cậu khéo tay, lại cần mẫn làm ăn. Nếu muốn học may áo vest thì tôi truyền cho”. Như hạn hán gặp cơn mưa, Lê Ân nhận lời ngay lập tức và trở thành đệ tử của vị khách.
Sau khi đã học hết nghề, với một tấm giấy hoãn dịch giả mua được của một sĩ quan ở An Lộc, Lê Ân gom hết vốn liếng, về Sài Gòn thuê một căn nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần, quận 3) rồi mở một tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến’s Tailor.

Chỉ một thời gian ngắn, Chiến’s Tailor trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn với cách thức do ông đặt ra: vải tốt, may đẹp, giá hạ và đúng hẹn. Tiền vào như nước nên chẳng bao lâu sau Chiến’s Tailor trở thành một trung tâm Âu phục danh tiếng. Ông nói: “Để quảng cáo cho mình, cứ hễ bước ra đường là tôi mặc đồ vest và là đồ do chính tôi may”. Cái thói quen ấy Lê Ân vẫn còn giữ mãi tới ngày nay, áo vest ông mặc phải nói là rất đẹp.

Có tiền, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy; kinh doanh xe lam, xe buýt chạy đường Sài Gòn – Bảy Hiền – Bà Chiểu; thành lập công ty kinh doanh địa ốc; mua trái phiếu người cày có ruộng của nhà nước và công khố phiếu quốc gia..vv.
Tiếp theo đó, Lê Ân dồn toàn bộ vốn liếng thành lập một ngân hàng tư nhân của riêng mình. Tuy nhiên, ngân hàng này chưa kịp kinh doanh có lời thì Sài Gòn “giải phóng”. Toàn bộ trái phiếu, công khố phiếu quốc gia và các chứng từ có giá trị lớn của ông dưới chế độ cũ đều biến thành… giấy lộn!

Cái đáng quý nhất còn sót lại của Lê Ân sau khi ngân hàng của ông bị “đứt bóng” là uy tín. Chính vì có uy tín nên mặc dầu trắng tay nhưng ông vẫn có những người bạn cho mượn vốn. Ông kể: “Tôi bắt đầu lại bằng cách xin đấu thầu thu gom sắt thép phế liệu thời hậu chiến. Thời đó, đây chính là một nguồn lợi khổng lồ”.

Ngoài việc kinh doanh phế liệu, Lê Ân còn lao vào một lãnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với ông. Thời điểm này, người Việt ở các nước ngoài đã bắt đầu gửi quà về cho gia đình, mà quà đa số là những thùng thuốc tây. Hợp tác với một dược sĩ tên Gia, ông lập một hệ thống tư nhân thu mua thuốc tây – trong đó đặc biệt là các loại thuốc “ngậm” – tức những thứ thuốc đặc trị các bệnh ít gặp. Ông nói: “Chính vì là thuốc “ngậm” rất ít người mua nên khi thu vào giá rất rẻ, nhưng nếu có ai cần đến thì lại bán được với giá rất cao. Mới nghe qua người ta thấy phi đạo đức, nhưng cứ thử nghĩ, tôi bỏ ra một cây vàng chẳng hạn để mua một thùng thuốc “ngậm”, rồi một năm sau, không bán được cho ai, thuốc hết “đát” phải vứt bỏ là tôi mất luôn cả một cây vàng”.

Với việc dám mua bán các loại thuốc đặc trị, Lê Ân thu được những khoản lời khổng lồ. Đặc biệt nhất là sau 2 năm kinh doanh thuốc tây, hầu như ông thuộc lòng các mặt hàng thuốc, từ tên gọi cho tới công dụng, liều dùng, giá cả v.v…
Từ những khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư làm xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà bông, đồng thời thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng bạc nữ trang. Tuy nhiên, mỗi đêm Lê Ân lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng đã mua được từ nhiều nguồn khác nhau, thêm bạc vào đó (gọi là vàng “xanh”, kém chất lượng) để bán lại cho những người muốn đi vượt biên. Chính vì hành vi này mà Lê Ân bị bắt và bị đi cải tạo một thời gian khá dài về tội giúp đỡ phương tiện cho người vượt biên.
Bị đi kinh tế mới 

Sau khi ra tù, Lê Ân bị cú sốc thứ hai khi nhà nước CSVN thực hiện chủ trương đánh tư sản mại bản, gia đình ông thuộc thành phần bị đuổi đi kinh tế mới.

Một người như Lê Ân đâu có chịu ở nơi rừng rú, khỉ ho cò gáy, thiếu thốn đủ mọi thứ. Từ kinh tế mới, ông đem gia đình trốn về Nha Trang để không ai biết gốc tích của mình, rồi mua nhà, lập cửa hàng bán đồ phụ tùng xe đạp, sản xuất khung xe đạp và mua bán vải tại Chợ Đầm Nha Trang.

Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông là giao toàn bộ tài sản, tiền bạc, vàng và kim cương hột xoàn cho người vợ đầu gối tay ấp đã có với mình 5 mặt con, tức bà Lê Thị Ngọc Lan. Năm 1984, bà này làm đơn ra tòa xin ly dị với lý do là ông luôn luôn mèo chuột, có nhân tình nhân ngãi hà rầm bà không chịu nổi. Ông không có giấy tờ gì chứng minh mình là chủ các tài sản đã giao cho vợ nên lại một lần nữa trắng tay.

Quá thất vọng, Lê Ân bỏ Nha Trang trở về Sài Gòn. Ông “làm lại cuộc đời” bằng cách mở một shop nhỏ buôn bán quần áo thời trang tại quận 3 Sài Gòn. Bàn tay Lê Ân dường như có ma thuật, shop tuy nhỏ nhưng buôn bán hết sức thành công. Sau đó ông mở thêm một chuỗi các cửa hàng tại nhiều quận khác tại Sài Gòn. Có tiền, ông lập thêm các tiệm thuốc tây tại các quận 1, 3 và quận 10.

Khi có nhiều tiền, ông thành lập Qũy tín dụng Hòa Hưng (đây là tên do ông đặt ra với ý nghĩa vừa an hòa vừa hưng thịnh chứ không phải Hòa Hưng ở khu Ngã ba Ông Tạ). Ông mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh kinh doanh vàng bạc. Ngoài ra ông còn có cổ phần lớn tại nhiều trung tâm tín dụng khác.

Đối diện với án tử hình 
Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp thuận cho phép nâng cấp thành Ngân hàng cổ phần Đại Nam. Tuy nhiên, lúc có giấy phép thì tên của ông không có trong hội đồng quản trị.
Sau khi bị loại khỏi cuộc chơi này, Lê Ân trở thành thành viên của các tổ chức tín dụng nằm trong một khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch.

Ông đề xuất sáp nhập Qũy tín dụng Phú Đông với Quỹ tín dụng Thống Nhất vì hai quỹ này đang làm ăn lỗ lã, rồi ông bỏ vốn ra cứu nó sống lại và được các thành viên bầu làm chủ tịch. Ông cũng “cứu sống” Quỹ tín dụng Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và nâng cấp nó thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng này chính thức được khai trương tại Vũng Tàu ngày 9/10/1991 do Lê Ân đứng đầu Hội đồng quản trị.

Tiếp đến, Lê Ân thành lập Công ty Lê Hoàng để lập Khu du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không cho phép VCSB lập khu du lịch bởi vì ngân hàng không có chức năng làm du lịch. VCSB chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. Chính vì vậy có dư luận cho rằng Lê Ân lạm quyền, chi 82 tỉ đồng lấy từ VCSB cho Công ty Lê Hoàng nơi Lê Ân làm chủ tịch Hội đồng quản trị..

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước khởi tố vụ án. Ngày 11/2/2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB bị bắt, và ngày 28/5/2001, ông bị tuyên án tử hình về tội lừa đảo, chiếm dụng vốn liếng của VCSB, còn 6 thành viên kia thì bị các mức án tù khác nhau.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Toàn là tiền vốn do ông đã bỏ ra cho VCSB hoạt động mà thôi, nếu ông chuyển một số vốn “của mình” sang Công ty Lê Hoàng thì đâu có gì là trái? Ông đã thành công và được giảm án từ tử hình xuống 12 năm tù.

Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà phía ngoài, không bị nhốt chung với các tội nhân khác. Và ngày 31/8/2005, Lê Ân được thả sau hơn 5,5 năm bị giam giữ (tính cả 1 năm bị bắt giữ và ra tòa trước khi tuyên án).
Ông ra tù thì tài sản phải trả lại cho ông. Bởi vậy hiện nay Lê Ân rất giàu, ngoài Trung tâm Du lịch Chí Linh ông còn làm chủ một bãi tắm tại Vũng Tàu thuê của nhà nước, có bán vé để chuyên đón tiếp khách du lịch nước ngoài, và nhiều cơ sở kinh doanh lớn khác.

Các bà vợ của Lê Ân

Người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà Lê Thị Ngọc Lan (năm nay 72 tuổi tức kém ông 6 tuổi). Hai người đã có với nhau 5 mặt con. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, bà này làm đơn xin ly dị, đem vào trong tù cho ông ký và chiếm hết tài sản của ông. (Tượng phía bên trái, hình người đàn bà mặc áo dài miền Trung, bưng bình nước đổ đi coi như đã dứt hết tình nghĩa).

Người vợ thứ hai là một phụ nữ Việt lai Mỹ, ở với ông được một năm thì bỏ đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một con trai. (Người này không bị “lên tượng” vì ông không căm hờn).

Người vợ thứ ba tên Nguyễn Kim Thu (khi cưới mới 20 tuổi), là một cô gái xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Đám cưới của hai người diễn ra hoành tráng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc đó. Tuy nhiên, chỉ được mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô ôm toàn bộ tiền và vàng của ông bỏ trốn. (Tượng thứ ba phía bên phải, mặc áo tứ thân miền Bắc, tay cầm nón quai thao cho biết gốc Bắc chứ cô không liên quan gì tới nghệ sĩ Quan Họ Bắc Ninh).

Người vợ thứ 4, tên Khanh, gốc Phan Thiết. Rất tin vợ, ông đặt cô vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Lê Hoàng. Khi Ngân hàng VCSB “đứt bóng” và ông lâm cảnh tù tội, việc điều hành công ty được ông giao lại cho cô này. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, cô âm thầm chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho “người tình” là một trưởng phòng trong công ty của ông. Kết cục của cuộc hôn nhân thứ 4 này cũng là một cuộc ly dị trước tòa. (Tượng giữa).

Người vợ thứ 5 hiện nay, tên Mai Thị Mai. Cô là một cô gái khá đẹp, kém đại gia Lê Ân 55 tuổi. Ông làm đám cưới cực kỳ hoành tráng với cô cách đây 3 năm, khi ông 75 tuổi còn cô 20 tuổi.

Mai Mai thuộc một gia đình “thường thường bậc trung” ở huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi tốt nghiệp trung học đã xin được vào làm thư ký trong Khu du lịch Chí Linh của đại gia Lê Ân năm cô 19 tuổi. Không để ý tới khoảng cách tuổi tác, đại gia yêu cô, cầu hôn với cô và dùng siêu xe Rolls Royce Phantom trị giá hơn 1 triệu đô để … rước nàng về dinh, mời tất cả mọi người ở Bà Rịa ai đi đám cưới thì có xe đưa rước và ăn uống hoàn toàn miễn phí theo kiểu buffet trong 3 ngày tại Khu Du lịch Chí Linh.

Muốn bày tỏ sự cưng chiều cô vợ trẻ, ông còn mua cho cô một chiếc xe hơn 500 ngàn đô la và bỏ ra 6 tỷ đồng đặt mua chiếc giường đẳng cấp Hoàng gia Anh để mỹ nhân 20 tuổi ngả lưng khi mỏi mệt. Ông lớn hơn bố mẹ vợ hơn chục tuổi nên gọi bố mẹ vợ là “cậu, mợ”, xưng “tôi”, còn bố mẹ vợ gọi ông bằng “anh”, xưng “cậu, mợ”.
Mai Mai là người như thế nào? Vị đại gia nay 78 tuổi này cho biết: “Cuộc sống hiện tại của tôi rất hạnh phúc. Mai Mai có cái tâm tu, tâm tiên chứ không phải tâm con người. Tâm của con người thì đâu có được như thế. Cô ấy chăm sóc tôi rất chu đáo. Mặc dầu đã hơn 3 năm rồi mà chúng tôi không có con nhưng cô ấy vẫn làm tròn trách nhiệm của một người vợ, không hề có điều tiếng gì. Sáng nào chúng tôi cũng cùng nhau dậy sớm, tập thể dục xong tôi đưa vợ đi ăn sáng rồi mới về làm việc. Ngày nào ăn thức ăn còn dư cô ấy cũng không để tôi ăn lại vào ngày hôm sau vì sợ tôi tuổi cao, sức đề kháng cơ thể không tốt, nên chính cô ấy ăn thức ăn cũ còn tôi ăn thức ăn mới. Khi nào mua đồ ăn lạ về, người giúp việc làm xong, cô ấy đều ăn thử trước xem thế nào rồi mới đưa tôi ăn. Thật sự nhiều khi tôi rớt nước vì có được người vợ như vậy”.

Ông Ân kể tiếp: “Tiền bạc của cải tôi làm ra nhiều nhưng kiếm được một người vợ như vợ tôi không phải chuyện dễ. Quê vợ tôi ở cách chỗ chúng tôi chỉ khoảng 30 phút lái xe thôi, nhưng cả tháng hay 3 – 4 tháng cô ấy mới về một lần, còn thì chỉ quanh quẩn ở nhà giúp tôi làm việc và chăm sóc tôi. Ban đêm tôi làm hồ sơ, vợ tôi nhập máy vi tính. Thử hỏi người đàn ông nào nếu có người vợ như vậy thì họ có cảm thấy mãn nguyện không?”. (Không, tui không mãn nguyện bởi vì ban đêm ngồi viết bài, tui mần thẳng trên máy vi tính, nếu có người ngồi bên cạnh thì tui chịu không nổi dù đó là “người yêu quý gần 40 năm trước” của tui!- ĐD).

Nói thêm về đức độ của người vợ trẻ, đại gia Lê Ân cho biết: “Hiện tại, vợ tôi đang muốn tôi làm một quán cơm từ thiện nhưng tôi chưa có thời gian. Người ta làm quán cơm từ thiện 1.000$, 2.000$/bữa, 3 món canh, xào, mặn; còn cô ấy muốn quán cơm của chúng tôi phải hoàn toàn miễn phí. Một ngày gần đây tôi sẽ thu xếp thời gian để làm một quán cơm như vậy cho cô ấy vừa lòng. Tiền bạc đối với tôi không thiếu nhưng tôi chỉ thiếu thời gian mà thôi”.

“Đại gia” và con trai tại tòa 
Nói tóm lại, tổng cộng ông Lê Ân có 5 người vợ và 6 người con (kể cả 1 người là con của bà thứ 2 Việt lai Mỹ). Tuy nhiên, trở lại quá khứ, thậm chí cả trong hiện tại, ông có mối quan hệ không lấy gì làm tốt đẹp nếu không muốn nói là hết sức tồi tệ với bà vợ đầu tiên đã ly dị Lê Thị Ngọc Lan và người con cả Lê Đa Ni En.
Đa Ni En là con trai lớn của ông Lê Ân với bà Ngọc Lan. Sau khi ly dị với bà Lan, ông Ân đã nhiều lần kiện tụng, đòi mẹ con bà phải trả lại ngôi nhà 3 tầng ở số 408 đường CMT8, quận Tân Bình, Sài Gòn. Cũng chính vì căn nhà này mà mối quan hệ cha con của ông hết sức căng thẳng.

Ông Lê Ân cho biết: “Thằng trưởng nam (trong Nam kêu là “anh Hai”) của tôi đối xử với tôi không ra gì. Tôi nói thiệt, nói ra thấy quá phũ phàng chứ sự thiệt tôi không dám về căn nhà số 408 Cách Mạng Tháng 8 vì sợ bị cậu “quý tử” này đánh. Nó khăng khăng là căn nhà đó của má nó, nó dùng võ lực cấm tôi bước chân vô. Khi tôi kiện má nó để đòi lại căn nhà này, nó lên báo chửi tôi rất nhiều. Mọi người nói với tôi: “Anh đã mất một đứa con rồi…”. Tôi nói: “Tôi biết là đã mất nó lâu rồi”. Trong di chúc tôi viết rất rõ: “Tôi dứt khoát khai trừ đứa con này. Tôi còn sống cũng như tôi chết, nó không phải là máu mủ, ruột rà với tui…”.

Mới đây, ông Lê Ân lại tiếp tục đưa đơn kiện đòi bà Lê Ngọc Lan và anh Lê Đa Ni En để đỏi lại nhà. Báo Một thế giới thông tin: “Tại Tòa án Nhân dân quận Tân Bình Sài Gòn vào chiều 23.12.2015, hai người đàn ông có mối quan hệ ruột thịt đã xem nhau như người xa lạ. Trước hội đồng xét xử, ông Lê Ân gọi anh Đa Ni En là “ông Lê Đa Ni En”. Ngược lại, anh Đa Ni En gọi ông Lê Ân là “đại gia Lê Ân”. Và trong suốt phiên tòa, hai người đàn ông gần như không một lần nhìn mặt nhau”.

Phiên tòa kết thúc, phần thắng thuộc về ông Lê Ân và hội đồng xét xử bác đơn kiện của anh Lê Đa Ni En.

Sau khi rời tòa, ông Lê Ân và anh Lê Đa Ni-En bước nhanh ra khỏi TAND Q.Tân Bình, tránh nhìn mặt nhau. Chỉ khi đi chung chiếc cầu thang, lối đi duy nhất để ra xe, có cơ hội nhìn nhau nhưng anh Đa Ni En dấn bước đi rất nhanh, còn ông Lê Ân lặng lẽ đi phía sau, cố tình làm bộ chăm chú vào các bậc thang, coi như không thấy đứa con đang tranh giành tài sản với mình.

Ông Lê Ân nói: “Khi đối diện với chính con đẻ của mình trước tòa, trông thấy mặt nó tôi không thể nào bình tĩnh nữa. Tôi đã đeo đuổi vụ kiện vợ phản chồng, con phản cha trong hơn 25 năm nay, quyết tâm đòi lại căn nhà cho bằng được”.
Thế đấy, “đại gia cũng khóc” là ở chỗ đó.

Đoàn Dự


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Monday 4 January 2016

[DDCL] Tài liệu mật về cựu Tổng Biên Tập báo Việt cộng Thanh Niên Nguyễn Công Khế

 [DDCL] Tài liệu mật về cựu Tổng Biên Tập báo Việt cộng Thanh Niên Nguyễn Công Khế


 Gần tới ngày Đại hội Đảng kỳ 12 sẽ diễn ra vào ngày 21-1-2016, các phe nhóm trong Bộ chính trị Đảng CSVN tung ra những tài liệu mật  triệt hạ lẫn nhau để tranh dành quyền lực.
Nguyễn Công Khế được xem như là thuộc phe Trương Tấn Sang, vì vậy một website có tên là Câu Lạc B Nhà báo Trẻ  ở trong nước đã đưa ra tài liệu mật này để hạ  thủ trước nhất là Nguyễn Công Khế và sau đó là Trương Tấn Sang

Theo tài liệu này thì Nguyễn Công Khế cũng từng là một cộng tác viên của Phủ Đặc Ủy Trung ươngT
ình Báo VNCH
 "Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”. ( Website Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ )
Tài liệu mật : Nguyễn Công Khế nợ máu  như thế nào với Cách mạng và nhân dân Việt Nam
Xin vào link dưới đây để xem thêm nhiều tài liệu nữa về Nguyễn Công Khế

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. 

Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên - Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.


Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị...
...và buôn gái 
Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý(bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.
Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm
Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH
Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.
Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác
Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Nguyễn Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.
Gia đình Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ
Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin - cho”.
Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế
Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn... Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân
Từ trái Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế , Trương Tấn Sang ( mặc áo sọc ngang )và  Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị "minh chủ"  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn - 2012)
Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?
CLB Nhà báo trẻ


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List