Tình chỉ đẹp khi còn dang dở !!!!
Đoàn Dự
Cà phê Trung Nguyên: ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Hạnh
phúc và tiền bạc
Hạnh phúc và tiền bạc
. Gia đình, 4 con – 2
trai 2 gái – và 2.000 tỉ đồng.
Cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp rất nổi tiếng tại Việt Nam. Cuối tháng 9 – 2015, dư luận trong nước xôn xao về tin đồn hai vợ chồng vị “đại gia”, chủ của Tập đoàn cà phê này – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo – tan vỡ và đã nộp đơn li dị. Đến nay, không chỉ li dị, cặp vợ chồng tài năng và giàu có này còn đối đầu nhau trong “cuộc chiến” về quyền lực và tranh chấp khối tài sản hơn 2 ngàn tỉ tức khoảng 100 triệu đô la.
Cậu sinh viên nghèo và cô tiểu thư khuê các
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình cậu chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi Mơ-drắc (M’drak) tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, cha cậu bị bệnh nặng, gia cảnh sa sút.
Cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp rất nổi tiếng tại Việt Nam. Cuối tháng 9 – 2015, dư luận trong nước xôn xao về tin đồn hai vợ chồng vị “đại gia”, chủ của Tập đoàn cà phê này – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo – tan vỡ và đã nộp đơn li dị. Đến nay, không chỉ li dị, cặp vợ chồng tài năng và giàu có này còn đối đầu nhau trong “cuộc chiến” về quyền lực và tranh chấp khối tài sản hơn 2 ngàn tỉ tức khoảng 100 triệu đô la.
Cậu sinh viên nghèo và cô tiểu thư khuê các
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình cậu chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi Mơ-drắc (M’drak) tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, cha cậu bị bệnh nặng, gia cảnh sa sút.
Cậu Vũ sau này tâm tình:
“Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó. Khi bố tôi đổ bệnh nặng mà
chạy vạy khắp trong dòng tộc, không làm sao có đủ 2 triệu đồng cho ông chữa
bệnh”.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Đặng Lê Nguyên Vũ vừa học vừa bẻ ngô, chăm nom heo và giúp mẹ đóng gạch. Cậu phải lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km đến trường trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như ngày mưa.
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Đặng Lê Nguyên Vũ vừa học vừa bẻ ngô, chăm nom heo và giúp mẹ đóng gạch. Cậu phải lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km đến trường trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như ngày mưa.
Năm 1990, 19 tuổi, cậu
thi đậu vào trường Đại học Y khoa Tây Nguyên ở Ban Mê Thuột, mẹ cậu đã phải bán
lúa và nhiều thứ khác trong nhà để cậu từ huyện miền núi Mơ-đrắc lên thành phố
Ban Mê Thuột nhập học. Vừa đi học cậu vừa đi làm thêm để kiếm sống. Đang học
năm thứ ba Y khoa, đột nhiên cậu bỏ học, quyết tâm gây dựng cơ nghiệp bằng cà
phê – lợi thế rất lớn của vùng Ban Mê Thuột. Cậu đi Tuy Hòa, đến xin làm công
cho quán Cà phê Tùng của ông Tiến “râu”, một quán bán cà phê ngon nổi tiếng của
tỉnh Phú Yên. (Xin phân biệt với Cà phê Tùng ở Đà Lạt). Tuy làm công nhưng sự thực
là Nguyên Vũ học nghề rang, xay cũng như pha chế cà phê của ông Tiến “râu”. Sự
siêng năng, cầu thị của người thanh niên khiến ông Tiến rất hài lòng. Chẳng
những tận tình chỉ bảo các bí quyết mà ông còn tiên đoán: “Cậu này ít nữa kiếm
được vốn mở tiệm cà phê thì dư sức sống”. .
Năm 1996, 25 tuổi, Đặng
Lê Nguyên Vũ đã dành dụm được chút vốn liếng nhỏ nhoi trong việc làm công, bèn
trở về Ban Me Thuột, cùng hai người bạn thuê nhà, lập “Hãng cà phê Trung
Nguyên” chuyên rang, xay và pha chế cà phê để bán bỏ mối. “Hãng” lúc ấy chỉ là
một căn nhà có diện tích 12 mét vuông với chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ,
đồng thời 3 người cũng mở một quán cà phê nhỏ ở Ban Mê Thuột. Quán bán cà phê
ngon, dần dần có uy tín, các quán khác lấy cà phê xay của Trung Nguyên, công
việc làm ăn trở thành thuận lợi.
Hàng ngày Vũ kì cạch đi giao cà phê cho
các quán bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang chiếc xe gắn máy cũ. Còn hai
người bạn, một người trông nom quán cà phê – cũng lấy tên Trung Nguyên – một
người trông nom “hãng”.
Năm 1998, Đặng Lê Nguyên
Vũ và hai người bạn quyết tâm xuống Sài Gòn mở quán cà phê Trung Nguyên đầu
tiên. Ba “ông chủ” háo hức chỉ có duy nhất một chiếc xe máy cà tàng đã nhanh
chóng… dẹp tiệm vì không cạnh tranh nổi với các quán cà phê thiết kế đẹp đẽ và
lịch sự. Hai người bạn trở về Ban Mê Thuột, còn Đặng Lê Nguyên Vũ, không nản
chí, chàng chuyển xuống miền Tây, thuê nhà, mở một “xưởng” chế biến cà phê. Lại
thất bại, vốn liếng sạch bách, chỉ còn lại mấy dụng cụ rang và xay cà phê cổ
lỗ, cũ rích.
Cái may lớn nhất trên đời của Nguyên Vũ là những lúc ở Ban Mê Thuột hoặc Sài Gòn chàng thường gặp một cô gái rất đẹp tên là Lê Hoàng Diệp Thảo, con gái của ông bà chủ một tiệm vàng rất lớn ở Ban Mê Thuột và có nhiều nhà cửa cho thuê tại Sài Gòn. Hai người yêu nhau. Với con mắt tinh đời, Diệp Thảo biết Nguyên Vũ là người có tài và có ý chí nên quyết định lấy chàng làm chồng mặc dầu chàng đang gặp lúc gian truân, hai bàn tay trắng không một đồng xu dính túi. Đám cưới rất lớn cả ở Sài Gòn lẫn Ban Mê Thuột đều do nhà gái đài thọ.
Cái may lớn nhất trên đời của Nguyên Vũ là những lúc ở Ban Mê Thuột hoặc Sài Gòn chàng thường gặp một cô gái rất đẹp tên là Lê Hoàng Diệp Thảo, con gái của ông bà chủ một tiệm vàng rất lớn ở Ban Mê Thuột và có nhiều nhà cửa cho thuê tại Sài Gòn. Hai người yêu nhau. Với con mắt tinh đời, Diệp Thảo biết Nguyên Vũ là người có tài và có ý chí nên quyết định lấy chàng làm chồng mặc dầu chàng đang gặp lúc gian truân, hai bàn tay trắng không một đồng xu dính túi. Đám cưới rất lớn cả ở Sài Gòn lẫn Ban Mê Thuột đều do nhà gái đài thọ.
Sự thành công của con
người thường gồm ba điều kiện: thứ nhất là may mắn, thứ hai là tài năng, thứ ba
là vốn liếng. Tài năng thì Nguyên Vũ có sẵn. Về may mắn, chàng gặp được Diệp
Thảo và từ sự may mắn đó đẻ ra vốn liếng: gia đình nhà vợ sẵn sàng cung ứng cho
chàng cả về nhà cửa cũng như tiền bạc để mở rộng Hãng cà phê Trung Nguyên ở Ban
Mê Thuột và một quán cà phê lớn ở Sài Gòn.
Thành công nối tiếp
thành công, một quán hóa thành nhiều quán. Cà phê Trung Nguyên dần dần nổi
tiếng, được nhiều người xin mua thương hiệu với các điều kiện do Trung Nguyên
đưa ra, và Trung Nguyên trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh
theo mô hình nhượng quyền thương hiệu giống như đại công ty Đồ ăn nhanh Mc
Donald bên Mỹ. Các quán cà phê mang tên Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện, quán
nào cũng rất đông khách và một trong những điều kiện do Trung Nguyên đưa ra là
phải dùng cà phê do Hãng Trung Nguyên chế biến.
Với mô hình kinh doanh
này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được
nhiều người biết đến. Năm 2003, cà phê hòa tan (Instant coffee) G7 của Trung
Nguyên chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2005, Trung Nguyên được xem là
nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả cà phê nhập từ nước
ngoài.
Cà phê Trung Nguyên đã
được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng
các nguyên thủ quốc gia. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu
tới hơn 60 quốc gia trên thế giới. “Ông chủ” Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh
là “Ông vua cà phê Việt Nam”.
(H.5: Một tiệm cà phê Trung Nguyên)
(H.5: Một tiệm cà phê Trung Nguyên)
Đặng Lê Nguyên Vũ thường
về quê nghỉ ngơi tại căn nhà trên cao nguyên với chuồng ngựa 120 con của mình.
Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu
USD.
Năm 2013, Starbucks, một thương hiệu cà phê Mỹ nổi tiếng thế giới xâm nhập Việt Nam với kiểu văn hóa “muốn uống thì phải xếp hàng” mới lạ. Ông Vũ tuyên bố Starbucks không hề làm ông lo ngại, ông đã từng thắng những đối thủ lớn hơn nhiều.
Năm 2013, Starbucks, một thương hiệu cà phê Mỹ nổi tiếng thế giới xâm nhập Việt Nam với kiểu văn hóa “muốn uống thì phải xếp hàng” mới lạ. Ông Vũ tuyên bố Starbucks không hề làm ông lo ngại, ông đã từng thắng những đối thủ lớn hơn nhiều.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là một người rất kín tiếng cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng tư. Cho đến nay, giới thạo tin vẫn chưa biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào. Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên người ta chỉ nhớ đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ có nhiều cá tính với một tuổi thơ lam lũ, bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm cỡ… thế giới (!).
Trái ngược với người chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là một người rất kín tiếng cả trong hoạt động kinh doanh lẫn đời sống riêng tư. Cho đến nay, giới thạo tin vẫn chưa biết bà Thảo là ai và thân thế như thế nào. Từ trước đến nay, cứ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên người ta chỉ nhớ đến Đặng Lê Nguyên Vũ, một ông chủ có nhiều cá tính với một tuổi thơ lam lũ, bươn chải vươn lên thành người giàu có và nổi tiếng tầm cỡ… thế giới (!).
Sự thực không hẳn là bà Diệp Thảo không có quyền hành gì trong công ty. Nhiều nguồn tin khẳng định rằng người đứng sau và thật sự điều hành Trung Nguyên chính là bà Diệp Thảo.
Người ta chỉ biết phong thanh, gia đình bà Thảo là một tiệm vàng lớn nhất Ban Mê Thuột, sở hữu hàng loạt bất động sản tại Sài Gòn. Gia đình vợ giúp đỡ Đặng Lê Nguyên Vũ rất nhiều trong việc gây dựng sự nghiệp. Thậm chí, khi ông Vũ thất bại, chính gia đình vợ đã rót vốn giúp ông vươn lên. Có lẽ do bà Thảo kín tiếng, không thích mọi người biết về mình nên ông Vũ cũng ít khi nói về vợ.
Cuộc chiến “vương quyền”
và tiền bạc
Từ cuối tháng 9/2015 đã
có nhiều tin đồn này nọ về sự rạn nứt giữa hai vợ chồng ông Nguyên Vũ. Đến
khoảng giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung
cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ
nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ sự khúc mắc trong gia đình của cặp vợ
chồng giàu có Nguyên Vũ – Diệp Thảo.
Và sự hoài nghi gần như
được xác định khi gần đây, biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị thông báo chấm
dứt tư cách chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc công ty Cà phê Hòa tan Trung Nguyên,
đơn vị trực tiếp sản xuất cà phê hòa tan G7 của bà Thảo .
Ngay lập tức, bà Thảo có văn bản gửi khách hàng và các nhân viên, khẳng định rằng văn thư ban hành gần đây của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc mà còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì vậy, bà tuyên bố bác bỏ tất cả các văn bản này.
Bà Thảo cho biết: “Các cuộc họp HĐQT liên quan đến nội dung thông qua việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên của tôi không đảm bảo tính pháp lý và không phù hợp với diễn biến thực tế trong quá trình đang giải quyết việc li hôn giữa cá nhân tôi và ông Đặng Lê Nguyên Vũ”.
Theo bà Thảo, HĐQT Công
ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên có 3 thành viên: gồm bà, ông Vũ và đại diện tập
đoàn Trung Nguyên. Tuy nhiên, trong các lần họp HĐQT, chỉ có một mình ông Vũ dự
họp và tự cá nhân ông ra quyết định cũng như kết luận các nội dung của cuộc
họp, như vậy là sai nguyên tắc.
Bà cũng cho biết, trong thời điểm hiện tại, bà và ông Vũ đang tiến hành thủ tục li hôn, do đó bà đã gửi đơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đề nghị ngăn chặn mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng như thay đổi các chức danh quản lý đối với công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên để chờ kết quả giải quyết li hôn của tòa án.
Bà cũng cho biết, trong thời điểm hiện tại, bà và ông Vũ đang tiến hành thủ tục li hôn, do đó bà đã gửi đơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, đề nghị ngăn chặn mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng như thay đổi các chức danh quản lý đối với công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên để chờ kết quả giải quyết li hôn của tòa án.
“Do vậy, hiện tại Sở này
vẫn chưa thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh của công ty”, bà Thảo khẳng
định hiện tại bà vẫn kiêm 3 chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là
người đại diện pháp luật duy nhất của công ty.
Mãi đến lúc có văn bản
của bà Thảo gửi các khách hàng dư luận mới biết về cuộc ly hôn giữa ông Vũ và
bà Thảo.
Việc phân chia tài sản hơn 2.000 tỉ đồng của vợ chồng bà không có gì là rắc rối, bởi vì ông kết hôn với bà từ lúc còn hàn vi, theo pháp luật tại Việt Nam, tất cả các tài sản hay tiền bạc trong nhà ngân hàng, dù đứng tên ông chăng nữa cũng đều phải chia đôi. Việc đó dễ rồi nhưng còn 4 đưa con, 2 trai 2 gái đẹp như thiên thần thì “chia“ thế nào, ai theo mẹ, ai theo cha?
Việc phân chia tài sản hơn 2.000 tỉ đồng của vợ chồng bà không có gì là rắc rối, bởi vì ông kết hôn với bà từ lúc còn hàn vi, theo pháp luật tại Việt Nam, tất cả các tài sản hay tiền bạc trong nhà ngân hàng, dù đứng tên ông chăng nữa cũng đều phải chia đôi. Việc đó dễ rồi nhưng còn 4 đưa con, 2 trai 2 gái đẹp như thiên thần thì “chia“ thế nào, ai theo mẹ, ai theo cha?
Than ôi, đàn bà Việt Nam
vốn có thói quen nhường nhịn chồng. Nhất là đối với người chồng đã tạo nên sự nghiệp, có trong tay
hàng tỉ thì họ lại càng nể. Dù chồng có tính hơi bay bướm, thỉnh thoảng
ra ngoài “ăn phở”, “ăn bánh trả tiền”, họ vẫn có thể tha thứ được. Nhưng nếu
chồng vợ nọ con kia thì không, dù chồng có hàng ngàn tỉ họ cũng bất cần, vẫn cứ
li dị như thường
.
Không ai biết rõ nguyên nhân chính thức trong việc li hôn của vợ chồng ồng Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng bà Diệp Thảo là người kín đáo, đáng kính đáng trọng và yêu thương chồng rất mực từ khi ông còn tay trắng, vậy thì cái gì đã làm cho hạnh phúc của gia đình bà tan vỡ? Chẳng qua chỉ là cái tật lúc quá giàu sang thì quên người đầu gối tay ấp với mình mà thôi.
.
Không ai biết rõ nguyên nhân chính thức trong việc li hôn của vợ chồng ồng Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng bà Diệp Thảo là người kín đáo, đáng kính đáng trọng và yêu thương chồng rất mực từ khi ông còn tay trắng, vậy thì cái gì đã làm cho hạnh phúc của gia đình bà tan vỡ? Chẳng qua chỉ là cái tật lúc quá giàu sang thì quên người đầu gối tay ấp với mình mà thôi.
Đoàn Dự
__._,_.___
No comments:
Post a Comment