Monday, 4 January 2016

[DDCL] Tài liệu mật về cựu Tổng Biên Tập báo Việt cộng Thanh Niên Nguyễn Công Khế

 [DDCL] Tài liệu mật về cựu Tổng Biên Tập báo Việt cộng Thanh Niên Nguyễn Công Khế


 Gần tới ngày Đại hội Đảng kỳ 12 sẽ diễn ra vào ngày 21-1-2016, các phe nhóm trong Bộ chính trị Đảng CSVN tung ra những tài liệu mật  triệt hạ lẫn nhau để tranh dành quyền lực.
Nguyễn Công Khế được xem như là thuộc phe Trương Tấn Sang, vì vậy một website có tên là Câu Lạc B Nhà báo Trẻ  ở trong nước đã đưa ra tài liệu mật này để hạ  thủ trước nhất là Nguyễn Công Khế và sau đó là Trương Tấn Sang

Theo tài liệu này thì Nguyễn Công Khế cũng từng là một cộng tác viên của Phủ Đặc Ủy Trung ươngT
ình Báo VNCH
 "Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”. ( Website Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ )
Tài liệu mật : Nguyễn Công Khế nợ máu  như thế nào với Cách mạng và nhân dân Việt Nam
Xin vào link dưới đây để xem thêm nhiều tài liệu nữa về Nguyễn Công Khế

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. 

Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên - Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.


Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị...
...và buôn gái 
Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý(bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.
Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm
Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH
Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.
Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác
Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Nguyễn Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.
Gia đình Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ
Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin - cho”.
Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế
Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn... Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân
Từ trái Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế , Trương Tấn Sang ( mặc áo sọc ngang )và  Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị "minh chủ"  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn - 2012)
Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?
CLB Nhà báo trẻ


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List