Monday, 4 January 2016

NHÂN SĨ, TRÍ THỨC NỘI NGOẠI NÓI GÌ VỀ ĐẠI HỘI 12 ĐẢNG VC?


          Hân hạnh Fw ACE, baì nhận định không nên bỏ qua, nghe nghị luận về ô quân tử Tầu vị Kiểng noí "với sự bao dung tối đa, chấp nhận để họ VC có chỗ đứng..." ô naỳ quả là có taì caỉ lương tấu haì, trong tuồng tích kẻ tù oan bao dung chánh ań làm bạn đọc có lẽ phaỉ vaĩ ra... VC nếu phaỉ thay đổi thì cũng chỉ để đảng CS kéo daì tuổi thọ chứ đâu phaỉ vì dân.. Còn caí chiện GS LXK tác giả Kiến Nghị cuả 35-1 kính thưa anh ba xà mâu, anh Trọng Lú..   Sau khi xin cho không được thì đổi kế hoạch ngồi chờ sung rụng cứu nước.. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Nhon Nguyen <>
To: Nhon Nguyen <>
Sent: Friday, January 1, 2016 6:45 PM
Subject: NHÂN SĨ, TRÍ THỨC NỘI NGOẠI NÓI GÌ VỀ ĐẠI HỘI 12 ĐẢNG VC?

Kính chuyển
Nguyễn Nhơn

NHÂN SĨ, TRÍ THỨC NỘI NGOẠI NÓI GÌ VỀ ĐẠI HỘI 12 ĐẢNG VC?

Cứ 5 năm một lần, khi đến hội lại lên, thiên hạ chộn rộn một hồi về cái hội đại đảng. Đảng viên thì rộn ràng họp đảng bộ các cấp thu xếp chức danh chủ xị cho mỗi cấp. Các cụ nhân sĩ trí thức ra rìa bàn tán lập dâng kiến nghị. Các vị trí thức hải ngoại có dây mơ rễ má ít nhiều với các vị nhân sĩ trong nước thường khi cũng bôn chôn “ làm thơ ngỏ “ lên tiếng cho có mặt.

Hoành tráng là tiền hội đại 11 năm 2011 với cái “ kiến nghị hòa hợp hoà giải, đoàn kết trong ngoài, xây dựng tương lai “ của 20 vị lão thành kách mệnh trong nước, cộng với cái “ lá Thơ ngỏ 36 -1 trí thức hải ngoại “ mà cụ Vũ Quốc Thúc ví von như là bản tuyên ngôn Kách mệnh Nhung Tiệp Khắc.

Năm nay 2015, đảng hội đại 12 xem bề cập rập. Trải qua 13 kỳ Hội nghị TW đảng mà việc sắp xếp nhân sự tứ trụ triều đình vẫn chưa xong. Tuy vậy các cụ lão thành và sồn sồn cũng tụ họp được 127 vị ký cái kiến nghị thiệt là mạnh mẻ chưa từng thấy: các cụ đề xuất “ bỏ tên đảng – đổi tên nước “ thiệt là nghiêm nghị.

Có điều kỳ nầy, các cụ hải ngoại nhìn thấy các vụ đấu đá bên trong coi bộ gay go, bắt ớn, không bắt mạch được ai thắng ai thua để lựa chiều ra thơ ngỏ. Tuy vậy chẳng lẽ làm lơ mất danh tiếng nên cũng có đôi lời trả lời phỏng vấn trên giấy hoặc đôi bài viết tỏ ý nhắn nhe như sau đây:

Khởi đầu là ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành.

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,

Bây giờ trở lại cuộc bàn thảo của chúng ta về Đại hội lần thứ mười hai Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khai mạc chính thức vào ngày 21/1/2016, tức là còn khoảng gần một tháng nữa. Trước khi đi vào nội dung chính ông thấy có những điểm gì đáng quan tâm?

NGK: Điểm thứ nhất đáng được quan tâm và nhận diện là Đại hội này nó khác hẳn so với các đại hội trước, đó là nó có một mục tiêu quan trọng là đưa bản Hiến pháp năm 2013 vào thực tế. Bản hiến pháp này đã ban hành và trên nguyên tắc đã có giá trị thi hành từ đầu năm 2013 nhưng cho đến nay vẫn chưa được áp dụng. Theo bản Hiến pháp này Đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn theo chế độ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nghĩa là tổng bí thư sẽ là Chủ tịch nước và nắm trọn quyền hành. Nói một cách khác với Hiến pháp 2013, Đảng Cộng Sản muốn thể chế hóa sự lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Đặc tính chính của sự chuyển hóa này là chuyển hóa từ từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Đó là một bắt buộc bởi vì đảng cộng sản không còn thực chất nữa. Sau khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, họ không còn có lý tưởng chung và những mục tiêu chung...

Họ có thành công trong sự chuyển hóa này hay không là một vấn đề khác. Tôi nghĩ có nhiều triển vọng là họ sẽ không thành công, như chúng ta sẽ nói trong phần sau.

Điểm đáng chú ý thứ hai là đại hội này phơi bày sự lúng túng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hai tài liệu là Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội chỉ được công bố vào tháng 9 nghĩa là trễ hơn 6 tháng so với các đại hội trước. Điều này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam không còn đồng thuận. Hai văn kiện của họ là hai văn kiện rỗng nghĩa, họ không còn đồng ý với nhau trên một quan điểm nào, chúng ta không nhìn thấy một định hướng nào. Vào giờ này tất cả những cố gắng của Đảng Cộng sản chỉ dồn vào việc giải quyết những xung đột cá nhân để chỉ định nhân sự lãnh đạo của Đảng.

Điểm chú ý thư ba là sự ly dị dứt khoát của xã hội Việt Nam với Đảng Cộng Sản. Trước đây trước mội đại hội đảng chúng ta vẫn thấy có hàng trăm nghìn ý kiến góp ý với Cương lĩnh của Đảng. Cũng có rất nhiều thư ngỏ, kiến nghị với hàng trăm, hàng ngàn người ký. Lần này chúng ta thấy tuyệt nhiên không có đóng góp nào ngoài một vài đả kích, một vài phê phán. Cũng có một thư kiến nghị của 127 nhân sĩ và trí thức ký tên. Nhưng đó là kiến nghị duy nhất và được công bố trong sự lãnh đạm tuyệt đối của dư luận. Điều này chứng tỏ nhân dân Việt Nam đã nhận diện Đảng Cộng sản như là một lực lượng chiếm đóng và họ thấy không có gì để nói với nó cả, trừ trường hợp Đảng Cộng Sản công khai tuyên bố chấp nhận chấm dứt chế độ độc tài toàn trị.

TQT: Cách đây ít lâu họ có đưa ra Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội, coi đây là Cương lĩnh chính trị của Đại hội Đảng lần thứ mười hai. Ông có đọc các tài liệu đó không và so sánh với các bản đưa ra trong các đại hội trước có gì mới không thưa ông?

NGK: Tôi có đọc. Hai tài liệu này dài hơn 60.000 chữ. Nó có chiều dài của một cuốn sách, nhưng nó không nói lên một nhận định lớn nào cả. Toàn bộ cương lĩnh có thể tóm tắt đầy đủ trong một câu: "Chúng tôi đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt, trên tất cả mọi phương diện; chúng tôi kém cả về mặt tư tưởng chính trị lẫn đạo đức; chúng tôi vừa tham nhũng, vừa bất tài. Nhưng chúng tôi kiên quyết giữ độc quyền lãnh đạo đất nước trong thời gian vô hạn định!?"

....
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, Đại hội XII sẽ là đại hội cuối cùng của Đảng Cộng Sản và Đại hội XII cũng là đại hội còn có một bản kiến nghị duy nhất góp ý cho Đảng, kiến nghị của 127 vị gọi là nhân sĩ, trí thức và chủ yếu trong đó nhiều người là đảng viên cao cấp của Đảng. Khác với những bản kiến nghị trước, bản kiến nghị này lời lẽ rất là mạnh mẽ, nhưng lại có người nói những lời mạnh mẽ đó đã có người như ông Trần Độ nói ra cách đây nhiều năm rồi. Kiến nghị này khi ra đời rất nhiều người không đồng tình và dư luận người dân có lẹ lại phê phán nhiều nhất. Ông Nguyễn Gia Kiểng nghĩ sao về bản kiến nghị này ạ?

NGK: Cá nhân tôi cũng chưa thấy người nào tán thành thư kiến nghị này. Theo tôi nhận xét thư kiến nghị này vẫn theo tinh thần cũ, nghĩa là một mặt đưa những đề nghị -có thể có những đề nghị quan trọng, trên những vấn đề nhại cảm như đề nghị đổi tên đảng, đề nghị đổi tên nước, đề nghị trả tự do cho các tù nhân chính trị, thế nhưng, mặt khác, vẫn xác định sự ủng hộ, sự trung thành với chế độ. 

Những người chủ xướng bản kiến nghị này cũng đã rất thận trọng. Họ chỉ mời ký vào bản kiến nghị này những người mà họ nghĩ là không thuộc thành phần đối lập, dù là đối lập ôn hòa. Dù vậy một phần ba trong số hơn 150 người được mời ký tên đã từ chối không ký. Điều này cho thấy đã có một sự chuyển biến tâm lý khá quan trọng trong xã hội Việt Nam, ngay cả trong giới được coi là thân thiện với chế độ.

Cá nhân tôi không phủ nhận thiện chí của các vị đã chủ trương hoặc các vị đã ký tên vào bản kiến nghị này, nhưng mà tôi nghĩ những kiến nghị như thế này không còn hợp thời nữa, bằng cớ là đã không có ai hưởng ứng. Có lẽ đây là lần cuối cùng còn có những người gửi thư đề nghị với Đảng Cộng Sản. Người Việt Nam đã hiểu rằng tự do, dân chủ là những điều không có thể xin để có mà phải đấu tranh để có. Đất nước mình đã thay đổi nhiều lắm rồi và sẽ còn thay đổi nhanh hơn, mạnh hơn trong những ngày sắp tới. 

Chúng ta có thể chờ đợi những năm tháng rất mới, trong đó người Việt Nam chỉ chấp nhận đối thoại với Đảng Cộng Sản trên căn bản đối thoại giữa những người có quyền và những người đang vi phạm quyền và để yêu cầu họ chấm dứt sự vi phạm, đồng thời, với sự bao dung tối đa, chấp nhận để họ có chỗ đứng bình thường trong lòng dân tộc. Nhưng những kiến nghị, những cung cách đề nghị cải tổ trong nội bộ chế độ từ nay trở đi sẽ không còn được hưởng ứng nữa.
.............

Kế đến là một nhân vật Đại Việt kỳ cựu, tác giả Lê Minh Nguyên với bài viết “ Thay đổi và Cơ hội “ với vài đoạn trọng yếu trích dẫn sau đây:
Thay đổi không có nghĩa là nó sẽ đương nhiên tốt hơn. Vậy tại sao phải thay đổi? - Thay đổi để thoát ra được cái cũ, nhất là cái cũ đã 70 năm và có đầy lỗi hệ thống. Ít nhất, nó cho ra một cái gì mới, việc tốt/xấu tuy chưa rõ nhưng việc thích ứng với môi trường đương đại thì rất rõ. Khủng long dù rất to, nhưng không thay đổi theo môi trường sống thì đương nhiên bị diệt chủng. Đó là luật của tạo hóa mà sinh vật không thể cưỡng. Đảng CSVN là một sinh vật nên cũng vậy.

. Trong chương trình giáo dục của ngành kinh tế thương mại (MBA) các sinh viên thường học qua về Phân tích SWOT (SWOT Analysis: Strengths/điểm mạnh, Weaknesses/điểm yếu, Opportunities/cơ hội, Threats/rủi ro) để có những động thái thích hợp khi thời thế đã đổi thay. Nó nhằm dạy cho sinh viên biết thay đổi và đạt được sự tốt đẹp sau khi thay đổi. Bởi vì trên thương trường, thay đổi là một hằng số, không thay đổi là thua cuộc, là bị đào thải.

. Người Đông phương tin vào Dịch Học (hay Lẽ Biến Động) mà nguyên lý âm-dương không cho tách rời để chọn một bỏ một, cho nên giữ được sự thăng bằng động trong tương quan cả hai mới là tuyệt vời gần với lẽ đạo của Dịch Kinh. Nó có nghĩa là muốn thăng bằng phải thay đổi, trong tỉnh có động và trong động có tĩnh. Các chế độ dân chủ lấy cái động (biểu tình, tranh cử tự do) để duy trì cái tĩnh (ổn định chính trị thực sự). Các chế độ độc tài lấy cái tĩnh (ổn định chính trị giả tạo) để bóp nghẹt cái động (đàn áp các động tính tự nhiên của xã hội).

. Vì lợi ích cục bộ, CSVN cần TQ chống lưng hơn là cần nội lực dân tộc, trong khi việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì chính yếu là dân tộc chứ không phải ngoại bang, cho nên VN không thể vận công để đoàn kết dân tộc trên toàn quốc cũng như quốc nội-hải ngoại, trong khi khối người Mỹ gốc Việt càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn lên chính sách của HK đối với VN.

Thay đổi không phải chỉ có rũi ro mà là cơ hội. Những người cộng sản Đông Âu hay Liên Sô có viễn kiến đều thành công sau thay đổi. Một cá nhân cương quyết thay đổi, có thể từ đạp xích lô trở thành nhà khoa học. Một tập thể lãnh đạo mạnh dạn thay đổi, VN sẽ có cơ hội vươn vai Phù Đổng để trở thành một dân tộc mạnh trên trường thế giới.

Trên lãnh vực này, VN nên lãnh đạo TQ chứ không nên để TQ lãnh đạo VN. Đây là sinh lộ cho VN hưng thịnh, vì VN dân chủ dẫn theo một TQ dân chủ mới là sự ổn định thực sự, như HK nằm sandwiched hài hòa giữa Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ, chứ không "đại cục hữu nghị" mà thực chất là ỷ mạnh hiếp yếu như TQ đối với VN hiện nay.

Thay đổi là cơ hội để vượt qua sự bất hạnh cho một dân tộc thông minh, cần cù và dũng cảm.

......................

Và cuối cùng là nhân vật “ Lá thơ ngỏ 36 - 1 trí thức hải ngoại “ Lê Xuân Khoa với bài khảo cứu tràng giang tựa đề “ Người Việt ở Hoa Kỳ – Từ tị nạn đến công dân Mỹ gốc Việt. “

Bài khảo cứu dài lắm mà hổng có liên quan chi về dzụ hội đại 12 của việt cọng trừ câu kết, xin trích dẫn ra đây:

Cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện hai công tác quan trọng:

  1. vận động Hoa Kỳ và quốc tế gia tăng nỗ lực đánh bại tham vọng bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, và
  2. hỗ trợ tích cực những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đang dũng cảm đương đầu với chế độ độc tài ở trong nước.

Dù kết quả Đại hội XII sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam có xu hướng như thề nào, hai công tác trên đây vẫn cần phải tiếp tục – khó khăn hơn hay tương đối thuận lợi hơn – cho đến khi đạt được mục tiêu. Lịch sử sẽ không quên đánh giá tinh thần trách nhiệm và vai trò của người Việt đang sinh sống ở các quốc gia tự do, dân chủ trên thế giới."

LỜI BÌNH của gã nhà quê xứ Thủ

Sở dĩ trích dẫn ông thần cây da Kiểng, người bắt Tổ quốc ăn năn dài dòng là để cho thấy ông nầy mần chánh trị hải ngoại mà cũng biết chơi trò Diện – Điểm kiểu vi xi. Ông ta lý luận tràng giang, phê phán vc sát sạt làm diện để rồi xuống xề đóng chốt vào điểm lập trường thâm căn cố đế của chủ xị kêu là Tập họp dân chủ Đa nguyên da con chó vá: ĐỐI THOẠI – HÒA GIẢI
Chúng ta có thể chờ đợi những năm tháng rất mới, trong đó người Việt Nam chỉ chấp nhận đối thoại với Đảng Cộng Sản trên căn bản đối thoại giữa những người có quyền và những người đang vi phạm quyền và để yêu cầu họ chấm dứt sự vi phạm, đồng thời, với sự bao dung tối đa, chấp nhận để họ có chỗ đứng bình thường trong lòng dân tộc.”

Người dân Việt nếu muốn là người có thực quyền để nói chiện với bọn việt cọng đang cầm quyền với công an, binh lực, bộ máy cai trị kềm kẹp từ trung ương tới tận thôn làng thời phải tập họp được sức mạnh quần chúng tràn ngập lực lượng việt cọng vừa kể, tức là phải vận động nổi dậy tới mức uy hiếp được bọn cầm quyền thời mới khả dỉ nói chuyện với chúng được.
Còn như chỉ nói miệng tài dọa hộp chúng là chơi trò mùa rìu trước cửa Lỗ Bang! Chưa triệt hạ được chúng mà nói chiện khoan dung nhân hậu tối đa để cho chúng được đứng trong lòng dân tộc là tấu hài qua mặt tổ Sạt lô!

Tóm tắt là: Muốn có Dân chủ Đa nguyên – Đa đảng thì Điều kiện Tiên quyết là Triệt hạ chế độ toàn trị việt cọng cái đã, nghĩa là phải liều thân hy sinh vận động tổ chức cách mạng, nói nôm na là vận động đông đảo quần chúng vùng lên đánh đổ gông cùm việt cọng.

Còn việc tác giả Lê Minh Nguyên viện dẫn từ chương trình huấn luyện cao học kinh doanh MBA Mỹ tới thuyết Âm Dương kinh Dịch để khuyên bọn cu li việt cọng biết quyền biến theo thời cơ thì xem ra có chỗ trái khoái:

Trong chánh trị Mỹ, thỏa hiệp là nghệ thuật cầm quyền. (Art of Compromise ). Cân bằng quyền lực ( Balance of Powers ) là nguyên tắc giữ ổn định chánh trị.

Việt cọng bá đạo thì cũng biết quyền biến kêu là “ chớp cơ hội “ nhưng chỉ để tranh thắng, chiếm giữ quyền bính chớ không phải để thay đổi có lợi cho dân – nước.

Đó là chỗ khác nhau căn bản giữa vương đạo và bá đạo. Vậy làm sao đem vương đạo mà khuyên giải bọn tà đảng việt cọng cho được?!
Theo truyền thống Việt, minh quân thì phụng thờ, bạo chúa phải tuyệt diệt.
Bạo quyền việt việt cọng thì phải triệt hạ chớ không thể sửa chửa được.

Cuối cùng, về tác giả Lê Xuân Khoa, xin góp ý như vầy:

" Cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện hai công tác quan trọng:
  1. vận động Hoa Kỳ và quốc tế gia tăng nỗ lực đánh bại tham vọng bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, và
  2. hỗ trợ tích cực những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đang dũng cảm đương đầu với chế độ độc tài ở trong nước. “


Ông Lê Xuân Khoa là ai mà nêu ra cho " Cộng đồng Mỹ gốc Việt " 2 công tác quan trọng kể trên?

Tôi là một thành phần trong Cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tôi chủ trương vận động toàn dân triệt hạ chế độ toàn trị việt cọng xong mới giành lại chủ quyền dân tộc, đoàn kết toàn dân xây dựng nội lực, liên minh với Mỹ, Nhật, Ấn và các nước Đông Nam Á làm kế lâu dài giữ nước chống tàu khựa bành trướng theo như câu khẩu hiệu của Quân cán chính VNCH: Muốn chống tàu xâm lăng, trước tiên diệt nội gian việt cọng.

1/ Tôi không ươn hèn chỉ biết mơ tưởng chiện không bao giờ có là: " Vận động Hoa Kỳ và Quốc tế ...đánh bại tham vọng bành trướng... của Trung Quốc ở Biển Đông!!!???"
2/ Tôi lại càng không tin vào " các nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền " dũng cảm đương đầu với toàn trị việt cọng theo phương thức " Xã hội dân sự " chỉ để cho việt cọng bắt bớ, bỏ tù để làm hàng hóa xuất khẩu qua Mỹ khi cần trao đổi quyền lợi với Hoa Kỳ chớ không thể chuyển hóa chế độ toàn trị việt cọng được.

Đôi hàng thay lời kết

Đầu năm, đầu tháng mà viết bài nghị luận phê phán tràn lan xem ra không hạp lẽ thường. Xin gởi lại đây một quẻ xâm tốt để thay lời tạ lỗi.

Đêm giao thừa dương lịch, nội nhân thao thức nhớ nghĩ về Quê Nhà Nước Việt mến thương, mới lần dậy đọc kinh lễ Phật Bà Quán Thế Âm, Ngàn tay, ngàn mắt cầu xin cứu độ, thỉnh được quẻ xâm tốt như vầy:

HỈ CHÍ

Kẻ dữ đều tiêu diệt
Tự nhiên phước khí sanh
Như người đi đêm tối
Nay đã đặng sáng trăng

Quẻ nầy đặng tốt bình thường ví như người đi đêm tối, nay gặp sáng trăng. Làm hay lo việc chi đều tốt.
Việc hung đã tan – Việc hiền sắp đến


Nguyễn Nhơn


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List