Sunday, 11 January 2015

Chuyện dài Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1)




---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe <

Chuyện dài Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1)

Các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Dưới đây là một bức thư tố cáo đích danh ủy viên bộ chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến cuộc đấu đá, tranh giành quyền trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng cộng sản.

Tác giả bức thư ký tên Lê Lương Bình, tự nhận là một cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu. Ông Bình cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng đến 'tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất' để triệt hạ uy tín và loại bỏ quyền lực của ông Nguyễn Bá Thanh, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương.

Lật lại những tháng ngày ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam ra Hà Nội. Hành trang chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng có gì, ngoài yếu tố "miền Trung". Mặc dù được bổ nhiệm, cất nhắc khá sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc không có gì sáng tạo mang tính chất đột phá, thậm chí nhiều cán bộ đánh giá là thiếu tư duy và tầm nhìn chiến lược. Phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là một bậc thầy trong sử dụng yếu tố "miền Trung" để thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của mình. 

Để được bổ nhiệm Phó Tổng thanh tra chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn rêu rao nói rằng, cần có nhân tố "miền Trung" trong các cơ quan quyền lực cao nhất của Chính phủ, miền Trung hi sinh mất mát, đau thương trong chiến tranh nhiều nhất, nên hòa bình cần quan tâm, ưu ái đến người miền Trung và nhân tố "miền Trung" chính là ông ta, ông ta là đại diện cho người miền Trung.


Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Khi nắm chắc vị trí Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục nhìn ngắm chức vụ cao hơn, đó là Bộ Chính Trị, là lãnh đạo Chính Phủ. Nhưng việc sử dụng nhân tố "miền Trung" gặp khó khăn, vì xuất hiện 2 người đều là miền Trung, đó là Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an và Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng. Bề ngoài, Nguyễn Xuân Phúc ru ngủ Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh bằng chiêu bài, người miền Trung phải đoàn kết, thương yêu nhau, cùng dắt tay nhau thăng tiến trong các nấc thang chính trị, nhưng kỳ thực tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất đã được ông Bảy Phúc tung ra để hạ uy tín, phá Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh. 

Lê Thế Tiệm bỏ phiếu vào Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư lần nào cũng trượt. Tất nhiên nguyên nhân có một phần do ông Bảy Phúc phá, mọi yếu kém của ông Sáu Tiệm bị ông Bảy Phúc bí mật phơi bài đến các ủy viên Trung ương. Nguyễn Bá Thanh có tài, quyết đoán, có thành tích lớn ở địa phương bỏ phiếu vẫn trượt. Khi đó, ông Nguyễn Bá Thanh và nhiều người đã nghi oan cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng Thủ tướng "đánh" Bá Thanh. Nhưng kỳ thực không hoàn toàn như vậy, thủ phạm chính là ông Bảy Phúc. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính Trị, Ban bí thư thì nhân tố "miền Trung" sẽ là ông Bá Thanh, không còn là ông Bảy Phúc nữa, vì nếu đặt hai người lên bàn cân thì ông Bá Thanh hơn hẳn ông Bảy Phúc cả về tài lẫn đức. Ông Nguyễn Bá Thanh trượt, Nguyễn Xuân Phúc thắng lớn, vừa loại được đối thủ tiềm tàng, vừa đẩy được Thủ tướng ra "đổ vỏ", kích động gây chia rẽ giữa Thủ tướng với ông Nguyễn Bá Thanh.

Dù ít, hay nhiều thì sự thành đạt của ông Nguyễn Xuân Phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng khi Bộ Chính Trị, Trung Ương mới chuẩn bị bàn về việc xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở cờ, cho rằng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khó có cơ hội trụ vững và đây là thời cơ để ông Phúc có thể nắm giữ chức vụ Thủ Tướng.

 Do vậy, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục đi các địa phương, nói là kiểm tra công tác, nhưng kỳ thực là vận động hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ủng hộ ông Phúc lên làm Thủ Tướng. Đi đến đâu, ông Phúc cũng muốn mọi người giới thiệu là "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" để khẳng định sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa giữa nhiệm kỳ, thì người thay thế đương nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhưng không ngã ngựa mà còn ngày càng mạnh lên, vì vậy ông Nguyễn Xuân Phúc tập trung cho việc đi các địa phương vận động lực lượng cho đại hội tới để có thể đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Chính phủ. 

Xin gửi đến bạn đọc trong thôn toàn văn bức thư tố cáo để nhân dân nhận định về cuộc chiến phe phái bên trong hậu trường chính trường cộng sản.


Nhắc đến nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo, dường như người Việt Nam ai cũng ám ảnh, phẫn nộ trước những thủ đoạn bất lương, sử dụng quyền lực cưỡng đoạt sự sống, tiền bạc của cải của những người lương thiện, thấp cổ bé họng. 

Trong xã hội phong kiến, khi hệ thống pháp luật chưa dân chủ thì những bất công ấy có thể hiểu được nhưng cuộc sống ngày nay khi luật pháp đã được xác lập nghiêm minh, nhưng những kẻ Bá Kiến thời hiện đại vẫn len lõi trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đáng nguy hại là, không chỉ một cá nhân sử dụng quyền lực chính trị của mình để hà ép dân, trả thù cá nhân mà tư tưởng hút máu được nối truyền qua các thế hệ. Từ anh trai, đến em trai và dọn đường cho cả thế hệ con cháu.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông anh trai Nguyễn Quốc Dũng

Với người dân lớn tuổi hiền lành, chân chất, yêu nước tỉnh Quảng Nam dù ở tuổi thập cổ lai hy vẫn chưa bao giờ quên cái tên Nguyễn Quốc Dũng (ít người biết ông Dũng là anh ruột của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), nhất là thủ đoạn mà ông Dũng đã dùng trong thời gian đương nhiệm chức vụ Viện trưởng VKSND Thành phố Đà Nẵng.

Mười năm về trước (năm 2004), được sự chống lưng của ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Quốc Dũng đã móc nối cùng nhóm lợi ích được ông Nguyễn Xuân Phúc bảo kê tại VKSND Tối cáo để phê chuẩn khởi tố, bắt giam Trung tá Hoàng Minh Công (điều tra viên Phòng CSĐT Công an Đà Nẵng). Gán ghép tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285 BLHS), Trung tá Công đã bị hành hạ, đối xử tồi tệ suốt thời gian chờ xét xử.

Phiên tòa lần 1 diễn ra theo đúng ý đồ của ông Nguyễn Quốc Dũng nhưng trong phiên tòa lần thứ 2, hàng loạt các tình tiết đã được phanh phui. Hội đồng Xét xử đã kết luận Trung tá Hoàng Minh Công không phạm tội và được thả tự do. 

Ngay tại phiên tòa, Trung tá Hoàng Minh Công đã tố cáo Viện trưởng VKSND Tp.Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng đã thông đồng với một số cán bộ Cục điều tra, Viện KSND Tối cao để trả thù, khởi tố vụ án trái luật

Nguyên nhân vào năm 1999, trong vụ án Hoàng Minh Thông, Trung tá Hoàng Minh Công đã 9 lần đề xuất bắt giữ Lê Tiến Dũng là Trưởng ban quản lý đầu tư dự án Nhà máy xi măng Hải Vân, nhưng đều bị ông Nguyễn Quốc Dũng bác bỏ. Sau đó Bộ Công an đã đồng ý quyết định khởi tố, được Viện phó Viện KSND TP Đà Nẵng phê chuẩn và Lê Tiến Dũng đã phải thụ án (Sau vụ án này, Trung tá Hoàng Minh Công đã nhiều lần viết đơn tố cáo với các cấp thẩm quyền về việc ông Nguyễn Quốc Dũng bao che tội phạm). Tuy nhiên, TAND Tp.Đà Nẵng đã bỏ qua lời tố cáo này trong bản kết luận phiên tòa.

Giữa phiên toà ngày 18/8, bị cáo- Trung tá Hoàng Minh Công tố cáo Viện KSNDTC, Viện trưởng VKS Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng cố tình trả thù, khởi tố vụ án trái luật

Sự việc không dừng lại ở đó, đáng lẽ ra khi bị vạch mặt trước dân với những hành xử không xứng với chiếc ghế đang giữ, ông Nguyễn Quốc Dũng nên tìm cách chuộc lỗi. Nhưng không, không những ông ta không từ bỏ thói cậy quyền làm chuyện trái luân thường, đạo lý, mà còn hành động ngông cuồng hơn. 

Vì lợi ích kinh tế, trục lợi cho bản thân, được sự chống lưng của ông Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Quốc Dũng không ngần ngại phê chuẩn ngay quyết định truy tố Thiếu tướng Công an Trần Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra Bộ Công an) với tội danh gán ghép: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” (Điều 258, BLHS). 

Thiếu tướng Trần Văn Thanh là nạn nhân của sự trả thù tư pháp phi nhân chưa từng thấy trong lịch sử thế giới hiện đại khi ông bị Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng điệu ra nơi xét xử khi đang hôn mê, bị đẩy vào phòng xử với đầy đủ dây nhợ và máy trợ thở oxygen, để bị nghe tố cáo và tuyên án. Tuy nhiên, sau nhiều lần xét xử, Thiếu tướng Công an Trần Văn Thanh được tuyên vô tội vì không có bất kỳ dấu hiệu, bằng chứng nào phạm tội như phía VKSND tối cao tố cáo.


Tướng Trần Văn Thanh đang hôn mê bị đẩy ra tòa trên băng ca

Khi vụ án này khuấy động dư luận, người dân quan tâm đến đều biết, nguyên do ông Trần Văn Thanh bị khởi tố vì ông Nguyễn Quốc Dũng trả thù cá nhân. 

Từ năm 2000, liên quan đến lợi ích trong vụ “Rút ruột Sông Hàn”, ông Nguyễn Quốc Dũng đã ký các công văn gửi Viện KSND Tối cao, nội dung các công văn đề cập đến việc ông Nguyễn Bá Thanh (khi đó là Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng) đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. 

Xét thấy sự việc không như những gì trong công văn ông Nguyễn Quốc Dũng trình bày, nên ông Trần Văn Thanh phản đối, không khởi tố. Cũng từ đây mà ông Nguyễn Quốc Dũng thù vặt cá nhân, nuôi dã tâm hãm hại ông Trần Văn Thanh cho bằng được. Nhưng may mắn, công lý còn tồn tại, nên ông Thanh không phải thân bại, danh liệt dưới thủ đoạn của anh em nhà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tưởng rằng khi về hưu, ông Nguyễn Quốc Dũng sẽ không còn cơ hội hành động ngông cuồng nữa. Tuy nhiên, thế lực của ông không hề bị “đứt rễ” khi còn đó em trai là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Với quyền lực mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trong tay, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Dũng đã được “giới thiệu” làm Tổng Đại lý tại Đà Nẵng cho Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh). 

Từ đó, vợ chồng ông Dũng, bà Liễu đã mở Công ty TNHH Nguyễn Quốc Dũng (198 Trần Phú, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng) để kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, thầu tổng hợp. Không chỉ thò bàn tay nhám nhúa vơ vét lợi ích kinh tế lúc về hưu, mà ông Nguyễn Quốc Dũng còn tham vọng lo cho hậu thế bằng cách cướp các suất học bổng nước ngoài cho hai cô con gái thông qua quyền lực của em trai mình (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Bà Liễu, vợ của ông Nguyễn Quốc Dũng còn dạy con gái rằng:  “Chú Phúc giàu lắm, bọn doanh nghiệp đi theo cho tiền nhiều lắm, nếu chú Phúc cho thì cứ nhận, đừng ra vẻ làm gì thiệt thân!”. 


Kết quả là, nhờ có cái mác “chú Phúc” mà 2 cô con gái ông Nguyễn Quốc Dũng được cung phụng như tiểu thư, “du học” không tốn một đồng xu ở ngoại quốc.


Đại gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nâng ly đoàn kết cùng vơ vét của cải xã hội, phá hoại nền kinh tế Việt Nam?
Cha, chú làm quan thì cháu sẽ làm gì khi có trong tay lỉnh kỉnh bằng cấp ngoại quốc? Tương lai ngồi mát ăn bát vàng của hậu thế sẽ lại được mở ra và thế là ông Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ không sợ truyền thống lạm quyền, vơ vét, ăn bẩn của gia đình, dòng họ bị đoạn mạch?! ...

Với tất cả thủ đoạn thâm độc và tàn bạo nhất, anh em ông Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Xuân Phúc liệu quá thoát khỏi con mắt của nhân dân, bàn tay của pháp luật? và hậu quả cuối cùng cũng sẽ không khác gì Bá Kiến ngày xưa.

Nhân vật Bá Kiến cuối cùng cũng có số phận bạc bẽo. Cái chết của bá Kiến, cho chúng ta nhận ra quy luật của cuộc đời: những kẻ vấy máu người phải đền tội theo luật nhân quả đã đành, nhưng những kẻ ném đá dấu tay như Bá Kiến cũng không tránh khỏi quy luật “ác giả ác báo”. Càng mưu mô nham hiểm thì càng nhận được cái kết cục bi đát và bất ngờ.
Với chức danh Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đặc trách mảng chống tham nhũng. Đối diện với truyền thông, ông cũng thường xuyên tích cực hô hào: “chống tham nhũng cần phải quyết liệt”, “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, “Tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối”… 

Nhưng trên thực tế, đến nay ai cũng biết ông và gia đình đang sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, thống kê trong đó gồm hàng loạt các biệt thự, chung cư cao cấp nằm rải rác từ bắc vào nam, tiền mặt tại các hệ thống ngân hàng, chứng khoán. Đó là chưa kể các khoản không thể thống kê được như tiền mặt, vàng, kim cương, các khoản ký gửi họ hàng và những người anh em kết nghĩa… Thậm chí, ông Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” cũng đã chuẩn bị sẵn hậu sự cho mình và gia đình từ rất lâu với 2 căn biệt thự ở Mỹ do gia đình Đặng Văn Thành mua giúp. Nói riêng về cổ phiếu, cổ phần, hãy xem, đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành đã cho, tặng gia đình ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu...

Vợ chồng Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc luôn có mặt trong những dịp trọng đại của đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành
Thứ nhất phải kể đến việc Đặng Văn Thành tặng không toàn bộ 54% sở hữu của Sacombank tại Công ty CP Nước khoáng ĐaKai (gồm 321.800 cổ phần, tổng trị giá chuyển nhượng 22,6 tỷđồng) cho ông Nguyễn Xuân Phúc thông qua chàng rể Vũ Chí Hùng nấp dưới hình thức một bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vào thời điểm tháng 5/2012 (trước khi ông Đặng Văn Thành bị bắt 6 tháng), thực tế có 02 điểm lưu ý, một là giá cổ phần ĐaKai thời điểm đó được đấu giá công khai thành công có giá cao nhất là 48.000 đồng / cổ phần nhưng trong hợp đồng Đặng Văn Thành đã nâng lên 70.288 đồng / cổ phần để tăng giá trị cho tặng, hai là hợp đồng "chuyển nhượng" cổ phần này cho thời hạn thanh toán tới 3 năm, nên nhớ đây là sở hữu của Sacombank tại ĐaKai chứ không phải của riêng ông Đặng Văn Thành (tại thời điểm tháng 5/2012, ông Đặng Văn Thành chỉ còn sở hữu một phần rất nhỏ của Sacombank mà thôi).


Trích hợp đồng “chuyển nhượng” cổ phần của Sacombank tại Đakai cho cho Vũ Chí Hùng
Thứ hai, ngay khi thành lập Sacomreal (29/3/2004), đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành đã đầu tư cho ông Nguyễn Xuân Phúc một suất cổ đông đặc biệt và cũng là suất cổ đông đầu tiên của Sacomreal, nay đã được chuyển hóa thành cổ đông của Thành Thành Công. Đó là sổ đăng ký sở hữu cổ phần số VSDSCR200420074, đứng tên bà Trần Nguyệt Thu (vợ ông Phúc), theo thống kê vào tháng 3/2013, bà Thu đang giữ 1.578.170 cổ phần của Thành Thành Công, chiếm tỷ lệ 1,1% sở hữu. Xét về cổ đông cá nhân, tỷ lệ sở hữu tại Thành Thành Công của vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thua một số người chủ chốt như Đặng Hồng Anh (9%), Triệu Phi Yến (4,61%), Đặng Nhãn Dung (4,23%), Văn Hồng My (3,04%), Nguyễn Ngọc Anh Thư (2,21%) và Chung Thị Mỹ Dung (1,65%).
Trích báo cáo danh sách sở hữu cổ phần của tập đoàn Thành Thành Công ngày  26/3/2013 (gồm 5.685 người)
Ngoài ra, các người nhà của bà Trần Nguyệt Thu như ông em Trần Công Tấn, Trần Công Tuấn cũng được cho tặng một số cổ phần đáng kể  tại Công  ty  Cổ  Phần  Mía  Đường  Bourbon  Tây  Ninh  (SBT), thuộc tập đoàn Thành Thành Công.

Một số hình ảnh quan hệ sâu đậm giữa gia đình đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành và gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
Đặng Văn Thành đóng vai chính trong lễ đính hôn của Nguyễn Thị Xuân Trang – cô con gái rượu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Và là nhân vật trung tâm trong đám cưới của cặp đôi Nguyễn Thị Xuân Trang – Vũ Chí Hùng

Thiếu gia Đặng Hồng Anh cũng góp mặt

Vợ chồng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong tiệc hấp hôn của vợ chồng đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành
Cần biết thêm, đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành sinh ngày 11/4/1960 tại Hải Nam, Trung Quốc, ông đóng vai trò quan trọng trong các hội đoàn người Hoa và gắn bó chặt chẽ với Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM. Đặng Văn Thành đã thành lập ngân hàng Sacombank và giữ ghế Chủ tịch HĐQT, lũng đoạn thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam trong 18 năm liên tục cho đến khi bị bắt vào tháng 11/2012 vì thủ đoạn rút ruột ngân hàng. Với các chứng cứ quá cụ thể, tưởng chừng Đặng Văn Thành, Đặng Hồng Anh không thể thoát tội, nhưng với sự can thiệp mạnh bạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thêm sự tiếp tay của một vị Ủy viên TW Đảng nắm hệ thống tư pháp cùng với ý kiến của Đại sứ quán Trung Quốc, cha con Đặng Văn Thành đã thoát nạn, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
Tổng lãnh sự Trung Quốc Hứa Minh Lượng và Đặng Văn Thành trong lễ ra mắt sản phẩm Sacombank China UnionPay (26/11/2010)
Thiết nghĩ, Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW nên vào cuộc kiểm tra tại ngay tài sản của các nhân vật: Trần Nguyệt Thu (vợ ông Phúc), Nguyễn Thị Xuân Trang (con gái), Nguyễn Xuân Hiếu (con trai), Vũ Chí Hùng (con rể), Nguyễn Quốc Dũng (anh trai), Nguyễn Thị Thuyền (chị gái), Huỳnh Thị Liễu (vợ ông Dũng),  Trần Minh Hương (chị vợ), Trần Nguyệt Phượng (chị vợ), Trần Công Tuấn (anh vợ), Trần Công Tấn (anh vợ), Vũ Chí Kiên - Nguyễn Thị Ái Xuân (thông gia), Vũ Ái Hương (em Vũ Chí Hùng) trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam và tại tập đoàn Thành Thành Công của đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành sẽ thấy ngay còn quá nhiều điều khuất tất giữa năng lực làm kinh tế và tài sản của những nhân vật này.
Thêm một nghi vấn cho Ban Tổ chức TW: Ngoài việc lợi dụng nhân tố Miền Trung thì liệu ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dã tâm sử dụng yếu tố Trung Quốc (thông qua đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành) để tác động cho nấc thang tiếp theo ở Đại hội 12 tới? Đối với Nguyễn Xuân Phúc, không việc gì mà ông ta không dám làm!



__._,_.___


Posted by: truc nguyen <

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List