Cung điện mạ vàng có một không
hai của đại gia tư bản đỏ Hải Phòng
GS
Trần Phương nói: CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Đây là công trình đầu tiên và
duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ
vàng cho toàn bộ nội ngoại thất.
Minh Phương
Cung điện được coi là nhà mẫu kiến trúc sứ của
Công ty Haidoco - công ty do ông Bùi Xuân Hải (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng)
làm Chủ tịch. Công trình hiện đang trưng bày tại trụ sở công ty, đã có nhiều
đơn vị hỏi mua và thuê tuy nhiên Haidoco chưa chính thức bán lại cho đơn vị
nào.
Cung điện lấy cảm hứng thiết kế từ Cung điện Tajmahal của
Ấn Độ. Toàn bộ hoa văn của cung điện được thiết kế và tạo hình theo phong cách
hoa văn đương đại và cổ điển của lối kiến trúc Hồi giáo, kết hợp với vàng tạo nên
vẻ đẹp quyền quý. Mục đích của việc xây dựng cung điện này là hiện thực hóa một
công trình xa hoa và tầm cỡ như trong trí tưởng tượng
Cung điện được xây dựng vào tháng 5/2013 và mất 5 tháng để
hoàn thiện, bao gồm các công đoạn từ thiết kế, điêu khắc, sản xuất sứ... tới
thi công và lắp đặt. Các bộ phận phụ trách các công đoạn phải liên tục làm việc
để đảm bảo tiến độ của công trình
Trong khi bộ phận thiết kế thiết kế hoa văn thì
bộ phận xây dựng sẽ dựng khung sườn cung điện (bằng sắt) và bộ phận sản xuất sứ
cũng bắt tay vào làm việc.
Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay
trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại
thất của công trình. Ảnh: Cận cảnh những hoa văn cùng đá hoa sử dụng trong công
trình.
Tuy diện tích của cung điện là 24 m2, tương
đương một phòng khách nhưng diện tích sứ điêu khắc và vẽ vàng có thể lên tới
300 m2.
Cung điện có hệ thống chóp rời (5 chóp) cùng 4
cột trụ sứ vàng đi kèm. Toàn bộ bề mặt nhìn thấy của công trình đều được gắn sứ
vẽ vàng. Riêng gạch lát sàn cũng có tới hơn 100 mẫu hoa văn các loại.
Điểm đặc biệt của cung điện là có thể tháo ghép
rời thành hơn 300 mảnh khác nhau trong 3 ngày là lắp lại hoàn thiện trong 5
ngày. Chính vì vậy nó có thể di chuyển dễ dàng đi nơi khác sau đó vẫn toàn vẹn
như một ngôi nhà mới. Cung điện cũng từng được đưa đến trưng bày và rất hút
khách tại Hội chợ Vietbuild Hà Nội năm 2013.
Cung điện ước tính có giá trị trên 20 tỷ đồng và
nặng trên 30 tấn. Theo nhẩm tính của Haidoco, nếu một công trình tương tự làm
hoàn toàn bằng vàng khối thì sẽ có giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng, tương đương
với xây dựng một chiếc cầu vượt sông lớn.
Hiện
nay cung điện là nơi thu hút rất nhiều các cặp đôi đến chụp ảnh cưới và cũng
từng được nhiều đại gia khác, các lãnh đạo ban ngành tới chiêm ngưỡng. Người dân
địa phương cũng rất thích thú với công trình này. Ảnh: Chủ nhân của cung điện
vàng (áo trắng).
Nhà sàn gỗ lim hơn 200 tỷ đồng của đại gia tư bản đỏ Điện Biên
Nhà sàn
gỗ lim hơn 200 tỷ đồng
(1 tỉ=50.000 dollars) (200tỉX50 ngàn đô=10 triệu dollars)
(1 tỉ=50.000 dollars) (200tỉX50 ngàn đô=10 triệu dollars)
Căn
nhà sàn nằm giữa chốn "thâm sơn cùng cốc" của đại gia phố núi Điện
Biên được dựng từ gần nghìn khối gỗ lim, bao gồm từ cột kèo, xà nhà, tường,
sàn... cho đến tường bao.
Ngôi nhà sàn của đại gia Bùi Đức Giang được xây dựng từ hơn 500 m3 gỗ lim nguyên khối nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Him Lam (Điện Biên), bao bọc bởi một dải núi vòng cung hình bán nguyệt, phía dưới là lòng hồ Huổi Phạ, phát âm theo tiếng thái là “huổi phá” có nghĩa là “suối trời“.
Hệ thống cột, kèo, trần nhà, sàn, tường...nội thất được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối.
Phần tường, hành lang, cột và các cánh cửa của ngôi nhà sàn.
Công trình được thi công trong vòng hơn 2 năm với trên 10.000 thợ lành nghề.
Nhìn từ phía cổng vào, ngôi nhà sàn gồm 7 gian được xây dựng bằng gỗ lim nguyên khối
Cầu thang lên xuống cũng được làm bằng gỗ lim.
Bàn ghế, cột kèo dưới chân nhà sàn.
Tầng 2 của nhà sàn được trang trí bằng 25 tấm chạm trổ tinh xảo. Các cánh cửa bằng gỗ lim cũng được đục đẽo công phu.
Toàn bộ phần nội thất bằng gỗ lim. Anh Dương Xuân Trường (trưởng phòng kinh doanh khu du lịch sinh thái Him Lam) cho biết: "Riêng phần nguyên vật liệu để xây dựng căn nhà sàn này là hơn 200 tỷ đồng, chưa kể trả tiền cho hơn 10.000 nhân công gồm toàn thợ lành nghề".
Đặc biệt, trên các tường gỗ được trang trí bằng 25 bức tranh gỗ chạm trổ tinh xảo các họa tiết dân gian như hoa cỏ, chim muông thú...
Bộ bàn ghế bằng gỗ lim.
Chiếc cột bằng gỗ lim nguyên khối, đường kính lên tới 1m2 đi cùng với quần thể khu nhà sàn.
Theo Hồng Hanh/Gia Đình
Ngôi nhà sàn của đại gia Bùi Đức Giang được xây dựng từ hơn 500 m3 gỗ lim nguyên khối nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Him Lam (Điện Biên), bao bọc bởi một dải núi vòng cung hình bán nguyệt, phía dưới là lòng hồ Huổi Phạ, phát âm theo tiếng thái là “huổi phá” có nghĩa là “suối trời“.
Hệ thống cột, kèo, trần nhà, sàn, tường...nội thất được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối.
Phần tường, hành lang, cột và các cánh cửa của ngôi nhà sàn.
Công trình được thi công trong vòng hơn 2 năm với trên 10.000 thợ lành nghề.
Nhìn từ phía cổng vào, ngôi nhà sàn gồm 7 gian được xây dựng bằng gỗ lim nguyên khối
Cầu thang lên xuống cũng được làm bằng gỗ lim.
Bàn ghế, cột kèo dưới chân nhà sàn.
Tầng 2 của nhà sàn được trang trí bằng 25 tấm chạm trổ tinh xảo. Các cánh cửa bằng gỗ lim cũng được đục đẽo công phu.
Toàn bộ phần nội thất bằng gỗ lim. Anh Dương Xuân Trường (trưởng phòng kinh doanh khu du lịch sinh thái Him Lam) cho biết: "Riêng phần nguyên vật liệu để xây dựng căn nhà sàn này là hơn 200 tỷ đồng, chưa kể trả tiền cho hơn 10.000 nhân công gồm toàn thợ lành nghề".
Đặc biệt, trên các tường gỗ được trang trí bằng 25 bức tranh gỗ chạm trổ tinh xảo các họa tiết dân gian như hoa cỏ, chim muông thú...
Bộ bàn ghế bằng gỗ lim.
Chiếc cột bằng gỗ lim nguyên khối, đường kính lên tới 1m2 đi cùng với quần thể khu nhà sàn.
Theo Hồng Hanh/Gia Đình
Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang sở hữu06 biệt thự, căn hộ hạng sang
với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng, chưa tính chi phí xây dựng,
cải tạo, nội thất sẽ còn lớn hơn nhiều:
(1) Căn biệt thự số BL07-01 tại đường Bằng
Lăng 07, Khu đô thị Sinh thái Vinhomes Riverside (Long
Biên, Gia Lâm, Hà Nội) được mua với giá 31,7 tỷ đồng ngày
19/10/2011.
(2) Căn biệt thự số BL07-02 sát bên cạnh
căn BL07-01 được mua cùng thời điểm 19/10/2011 với giá 30,2 tỷ đồng.
Hai căn biệt thự trên đã được vợ chồng Phùng
Quang Hải mua với tổng trị giá 61,9 tỷ đã được đập bỏ sau đó
sát nhập, xây dựng lại thành một căn biệt thự hoành tráng bậc nhất tại
Vinhomes Riverside
|
(3) Căn biệt thự số BL04-07 tại đường Bằng
Lăng 04, cũng thuộc Vinhomes Riverside được mua cùng thời điểm ngày
19/10/2011 với giá 31 tỷ đồng, căn này do Phùng Thị
Thu Huyền(sinh năm 1982, con gái ông Phùng Quang Thanh) đứng tên.
Căn biệt thự BL04-07 được Phùng Quang Hải mua
với giá 31 tỷ đồng cùng ngày 19/10/2011 và cho em gái là
Phùng Thị Thu Huyền đứng tên
|
(4) Căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72
Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) được mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la
Mỹ tương đượng khoảng 35 tỷ đồng.
View và nội thất căn Penhouse tại Tầng 25,
Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng
|
View và nội thất căn Penhouse tại Tầng 25,
Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng
|
(5) Căn biệt thự rộng 1.000m2 tại Khu
biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) được mua ngày
30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.
Vị trí căn biệt thự tại khu biệt thự lâu đài
Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng
|
(6) Căn hộ hạng sang A2, tầng 20 tại khách
sạn 5 sao Premier Havana Plaza, Nha Trang (38 Trần Phú, Nha
Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.
Khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza tọa lạc
tại số 38 Trần Phú – con đường vàng của thành phố biển Nha Trang
|
Hà nội
36 phố chuồng ngày nay...
Mái
ngói rêu phong dần được thay thế bằng mái tôn, những lồng sắt, chuồng cọp xuất
hiện ngày một nhiều trên ban công hay nóc của các tòa nhà cũ kỹ... khiến phố cổ
Hà Nội thêm ngột ngạt, nhếch nhác.
Phố Hàng Đường nhìn từ trên cao, nhà thò nhà thụt. Mặt tiền con
phố này nham nhở từ nhiều năm nay khi người dân cơi nới thêm tầng để tăng diện
tích ở.
Người đi đường ngước mắt lên cao rất dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi
nhà có mặt tiền nham nhở, vôi vữa bong tróc bởi sự cơi nới hay thờ ơ của người
dân.
Nhìn từ trên cao, hầu hết nóc nhà phố Hàng Buồm, Hàng Giấy và
nhiều khu vực khác đã bị sửa sang, không còn cảnh ngói phủ đầy rêu đặc trưng
của phố cổ Hà thành hàng chục năm về trước. Các khoảng sân, ban công thoáng
đãng cũng được tận dụng làm tum để ở hoặc phơi phóng.
Do diện tích không được mở rộng trong khi người ngày một đông nên
nhiều gia đình ở phố cổ đã liên tục cơi nới, xây các "chuồng cọp"
chồng lên nhau.
Trong khu phố cổ đất chật người đông, những chuồng cọp quây tôn
rộng chưa đầy 10 m2 như thế này có thể là chỗ sinh hoạt lý tưởng của một gia
đình.
Mái tôn giăng kín, nhà mọc khắp nơi khiến nhiều ngôi nhà chỉ một
chỗ có ánh sáng là tầng thượng.
Một khe hở hiếm hoi đủ để đứng phơi quần áo.
Còn nhiều hộ gia đình khác ở nhà số 60 Hàng Buồm phải bật đèn
điện giữa ban ngày để soi lối đi và phơi quần áo..
Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể
Suốt 40 năm, do sống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100
hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống
nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục
vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.
Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn
hộ đều được cơi nới và xây thêm "chuồng cọp" để làm nhà vệ sinh, bếp,
phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt
thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.
Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên
gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.
Còn khu bếp, vệ sinh... được gia đình tự cơi
nới thêm phía trước nhà.
Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt
khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.
Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết,
chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết
đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía
trước nhà.
Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu
nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi
công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt
đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.
Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến
mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Một số
hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi
trường. "Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường
ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm
quá, không thể sống nổi", bà Thu nói.
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
Đỗ
Đăng Liêu
Các bài liên hệ
Cùng tác giả:
Báo Quân Đội Nhân Dân
mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần
tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ
nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do
cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch".
Ông
viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô
hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ
XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam.
Trong hàng ngũ những người
cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu
tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh
t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính
cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ
các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc
cách mạng XHCN".
Và tác giả bồi thêm vào
lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang
tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô
hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác -
Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước
Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh
tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh
tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất
cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80
năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong
gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin,
niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê
bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó.
Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi
thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia
tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay
chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH
là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn.
Tình trạng 5 quốc gia
này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì
cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc
có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng
sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những
người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi
nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản
thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy
theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và
CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm
đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi
ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của
xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản
xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế
tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp
"tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp.
Các quan chức với số tài sản lên
đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã
"hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng
lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân,
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay
các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của
công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao
lại cho giai cấp tư bản đỏ.
Làm sao bảo vệ nổi khi
chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay
thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay
"tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa
lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền
con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm
tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi
mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không
hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì
chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng
giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền
cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến
ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh
đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi
gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất
tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi
những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không
dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa
các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính
những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang
cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước
"tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở
lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
Ngày mà
dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt
xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả
ông Nguyễn Đức Thắng.
Ủy
viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn,
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình
ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là
những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu
rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người
đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn
là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa
biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước
tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải
công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong
Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là
các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc
san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu
nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát
của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
No comments:
Post a Comment