Một đại biểu quốc hội cộng sản đương nhiệm bị CA bắt giam
Bạn đọc
Danlambao -
Truyền thông nhà nước cho hay, vào tối ngày 7/11/2014, cơ quan công an đã thực
hiện lệnh bắt giam và khám xét nhà riêng của bà Châu Thị Thu Nga,
đại biểu quốc hội khóa 13 thuộc đoàn Hà Nội.
Bà Châu Thị Thu Nga hiện cũng đang là ủy viên
ủy ban tài chính, ngân sách của quốc hội cộng sản. Quyết định bắt giam dường
như cho thấy bà này đã bị mất quyền miễn trừ trong tư cách đại biểu quốc hội.
Báo Pháp Luật cho biết, bà Nga bị cáo buộc
tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" sau khi nhiều người dân gửi đơn
tố cáo bà này về hành vi quỵt nợ của khách hàng và cố tình trốn tránh.
Theo nội dung các đơn thư tố cáo, công ty cổ
phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group do bà Nga làm chủ đã lấy
hàng trăm tỷ đồng của khách hàng đóng trước để mua căn hộ thuộc dự án B5 Cầu
Diễn. Theo hợp đồng thì đến đầu năm 2015 phải giao nhà, nhưng dự án đến nay vẫn
chưa hề được xây dựng.
Khi nạn nhân yêu cầu gặp mặt để đòi lại tiền, bà Nga liên tục trốn tránh, sau đó quỵt nợ.
Khi nạn nhân yêu cầu gặp mặt để đòi lại tiền, bà Nga liên tục trốn tránh, sau đó quỵt nợ.
Mặc dù bị tố cáo đã lâu, nhưng phải đến hơn
một năm sau bà Châu Thị Thu Nga mới bị truy tố về hành vi lừa đảo.
Nữ đại biểu quốc hội
Châu Thị Thu Nga bị tố cáo quỵt nợ
sau khi nhận hàng trăm
tỷ của khách hàng rồi trốn tránh
Theo luật tổ chức quốc hội của cộng sản Việt
Nam, việc bắt giam và khám xét nơi ở hoặc nơi làm việc của đại biểu quốc hội
phải có sự đồng ý của quốc hội hoặc ủy ban thường vụ quốc hội.
Trước khi bị bắt giam, nữ đại biểu quốc hội
này cũng đã liên tục vắng mặt trong các kỳ họp với lý do sức khỏe yếu.
Theo trang web của Quốc Hội, bà Châu Thị Thu
Nga sinh năm 1965 tại Huế. Trình độ được nói có bằng trung cấp lý luận chính
trị và tiến sỹ quản trị kinh doanh.
Đây không phải là đần
tiên xảy ra sự kiện một đại biểu quốc hội bị công an bắt giam khi đang đương
nhiệm. Trước đó, hai đại biểu quốc hội cộng sản là ông Mạc Kim Tôn (Thái
Bình) và Lê Minh Hoàng (đoàn TP.HCM) cũng bị bắt giam khi đang đương chức vì
các tội danh hối lộ.
Không rõ vụ bắt bớ mới nhất đối với bà Châu Thị Thu Nga có liên quan đến cuộc chiến phe phái đang diễn ra tại hội nghị trung ương 10 hay không.
Không rõ vụ bắt bớ mới nhất đối với bà Châu Thị Thu Nga có liên quan đến cuộc chiến phe phái đang diễn ra tại hội nghị trung ương 10 hay không.
Vì sao tham nhũng của ngành Công an luôn đứng đầu?
22.7.13 Chân
Dung Quyền Lực
09.7.2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(TI) tại Việt Nam đã công bố Kết quả khảo sát về quan điểm và trải nghiệm của
người dân đối với tham nhũng. Báo cáo cho biết “Tham nhũng tăng lên trong hai
năm qua, trong đó cảnh sát vẫn là lĩnh vực có mức độ tham nhũng nhiều nhất”.
Kết quả của khảo
sát vừa nêu hoàn toàn phù hợp với kết quả cuộc điều tra xã hội do Thanh tra
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20.11.2012, thì CSGT là
một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Lạm dụng quyền lực
một cách có hệ thống
Vấn đề tham nhũng
thì ở quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ; thế nhưng điểm đáng chú ý
là ở Việt nam chuyện tham nhũng dường như đã trở thành một chuyện đương nhiên.
Đó là vấn đề “đầu tiên” - tiền đâu? Nói về nguyên nhân khiến cho tham nhũng tràn
lan, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho
biết
“Tôi nghĩ rằng cái
đó là cảm nhận của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Việc cảnh sát hạch sách
người dân có những chuyện người ta làm đúng chứ không phải là sai, phạt các vi
phạm này khác là chuyện cần thiết thôi. Nhưng mà gắn vào cái việc phạt nào đấy
thường là chuyện vòi tiền chẳng hạn, hay là người dân nghĩ trả cho họ ít tiền
cho đỡ rách việc để đi làm việc khác”
Nói đến tham nhũng
của cảnh sát thì thường người ta nghĩ tới CSGT vòi vĩnh nhũng nhiễu để nhận
tiền hối lộ từ người tham gia giao thông, hay cảnh sát điều tra tham nhũng bằng
cách làm sai lệch hồ sơ trong vấn đề chạy án. Nhưng trên thực tế, những việc đó
chỉ là những hành vi tham nhũng rất nhỏ trong ngành công an. Thực tế, tham
nhũng trong ngành công an chủ yếu là việc lạm dụng quyền lực để trục lợi một
cách có hệ thống.
Thông qua danh
nghĩa bảo vệ an ninh chính trị, bí mật quốc gia, trật tự an toàn xã hội nên
hiện nay ở Việt nam đã có quá nhiều công an để theo dõi, quản lý trong hoạt
động của đời sống xã hội ở mọi cấp, mọi ngành. Về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết
“Tôi nghĩ đây là
cảm nhận của người dân, thì rõ ràng người dân phải tiếp xúc với rất nhiều cảnh
sát. Có thể nói rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua nhà nước Việt nam đã bị
cảnh sát hóa một cách vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói cảnh sát hiện diện ở khắp mọi
nơi, tôi đi nhiều nơi trên thế giới chưa thấy ở nơi nào nhiều cảnh sát đến như
vậy, như ở Việt nam này. Nhưng người dân có khi người ta không cảm nhận trực
tiếp được sự tham nhũng khủng khiếp hơn như thế rất là nhiều. Thì những cảm
nhận đó có thể không được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế”
Do đó hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, hay các tranh chấp Hình sự, Dân sự đang được
tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định sẵn sàng bị công an can thiệp.
Bằng cách vô hiệu hóa nguyên đơn, hoặc bao che cho bị đơn với lý do cho rằng họ
là đối tượng đang bị theo dõi về chính trị hoặc là đang liên quan đến bí mật
quốc gia. Với mục đích cuối cùng là để tạo điều kiện cho công an có thể tham
nhũng dưới mọi hình thức, bằng tiền bạc, vật chất… thậm chí cả việc nắm giữ các
cổ phần trong các doanh nghiệp mà không phải bỏ vốn. Đáng tiếc là việc lạm dụng
quyền lực của ngành công an lại thành hệ thống, có tổ chức và được bảo kê từ
lãnh đạo cấp cao trong bộ máy của đảng.
Công an có quá
nhiều quyền hành
Nhà báo chống tham
nhũng Trần Quang Thành, người đã từng bị tạt acid trả thù do chống tham nhũng
cho chúng tôi biết
“CSGT nhũng nhiễu
tôi cho rằng chỉ là một vài % của ngành công an thôi. Ngành công an là một cái
vòi bạch tuộc, nó khống chế mọi ngành ở Việt nam. Từ cấp cao đến cấp thấp đều
dính tới việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực, dùng quyền lực để giành quyền lợi
cho họ được. Họ bóp tất cả các ngành dưới bàn tay của họ, bất cứ việc gì họ đều
có thể. Cho nên muốn bịt mồm ai họ bảo phải đình chỉ công tác, vì vụ này liên
quan đến bí mật quốc gia, một thế lực nước ngoài đang lợi dụng ông ấy để lật đổ
chế độ thì… ”
Được biết theo báo
cáo của TI, số người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không
hiệu quả đã tăng lên trong năm 2013 và họ không muốn tố cáo tham nhũng. Mức độ
này hoàn toàn trái ngược so với con số tự nguyện tố cáo tham nhũng và không
muốn tố cáo của năm 2010.
Bình luận về sự thờ
ơ của người dân trong tố cáo tham nhũng và khi so với các nước trong khu vực,
Việt Nam cũng là nước ít tố cáo tham nhũng nhất và ít có khả năng từ chối đưa
hối lộ nhất. Nhà báo Trần Quang Thành, cho biết “Khó lắm, vì thế lực tham nhũng
nó có quyền, có tiền, đụng chạm đến sẽ bị cô lập. Không có ai bảo vệ mình,
(trong khi) nó có cả một thế lực lớn bảo vệ. Cho nên nói thật Việt nam thành
một mafia có những bố già tiêu diệt ai cũng được. Bộ Công an thuộc vào các
ngành có vị trí như vậy, nó lại vẽ cho tội này tội khác. Những cái tội gọi là
tưởng tượng, như móc nối với bọn phản động nước ngoài thì bố ai đi điều tra được
bây giờ?”
Một nghịch lý ở
Việt nam, công khai và minh bạch là một trong những vũ khí có hiệu quả trong
vấn đề phòng chống tham nhũng, song luôn bị coi là những vấn đề nhạy cảm. Thậm
chí người ta sẽ truy tố, nếu ai muốn bạch hóa những vấn đề nhạy cảm đó, mà bản
án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ vừa qua là một minh
chứng. Hay chuyện thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ -
đường sắt, Bộ Công an đã có biểu hiện dung túng khi cho rằng "Nhận của lái
xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham
nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Điều đó có lẽ chính
là nguyên nhân vì sao đã từ lâu, dư luận xã hội cho rằng dường như tham nhũng
đã trở thành quốc sách, khi mà tham nhũng và bao che cho tham nhũng đã trở
thành hành vi có tổ chức trong hệ thống lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương.
Điều này đã khiến nhiều người nghi ngờ khi cho rằng tham nhũng là chủ trương và
là độc quyền của đảng CSVN.
Tham nhũng của công
an luôn dẫn đầu, vì họ có quyền lực quá lớn nhưng không bị ai kiểm soát, thậm
chí là còn được dung túng, điều đó đã biến họ trở thành một lực lượng kiêu binh
trong bộ máy nhà nước. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả không tuân
thủ hay vi phạm hiến pháp và pháp luật
Tham nhũng và độc
tài đi liền với nhau và không thể tồn tại trong nhà nước pháp quyền. Vì tham
nhũng là sản phẩm của chế độ độc tài, mà ở đó hình thức cai trị độc đoán do một
đảng cầm quyền không bị luật pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội đó ràng
buộc. Ở nhưng nơi đó, như ở Việt nam hiện nay thì tham nhũng không bao giờ có
thể giảm bớt.
Anh Vũ, thông tín
viên RFA
Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang
7.3.14 Chân
Dung Quyền Lực
Ngô Thị Hồng Lâm
Thưa ông,
Vào ngày 29/5/2013,
Công an Môi trường thuộc Công an Hải Dương bắt giữ xe bạch tuộc 2 tấn của dân
(xuất phát từ Sài Gòn) đi từ Nội Bài về Hải Dương với lý do “không có giấy kiểm
dịch”, trong khi luật quy định: “không cần giấy kiểm dịch nếu hàng đi từ vùng
không có dịch”. Thời điểm đó Sài Gòn không hề có dịch.
Việc bắt giữ tùy
tiện này đã cho thấy là sai với luật hiện hành và đã làm lô hàng nói trên bị hư
hỏng do không được bảo quản.
Bức xúc với sự sách
nhiễu của thuộc cấp của ông, người dân kéo nhau đi kiện đòi bồi thường số hàng.
Mặc dù ông ở mãi trên cao, nhưng ông đã sát sao dùng “đèn Trời” soi xét và
nghiêm khắc trừng trị chúng, quy trách nhiệm buộc chúng phải đền dân 650 triệu,
không phải để dân đi lại nhiều lần. Việc kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người dân của vị Bộ trưởng công an đã khiến nhân dân vô cùng phấn khởi và
ngợi khen ông, trong đó có tôi.
Nay lại có việc dân
đen Nguyễn Văn Thạnh, quê quán Bình Định, tạm trú tại Đà Nẵng bị 2 công an xã
Hòa Phước, huyện Hòa Vang là Nguyễn Lân và Dương Ngọc Đức, “thuộc cấp” của ông
hành xử như đám “thảo khấu” đánh trọng thương trong đêm 16/2/2014 khi họ đi
kiểm tra nơi anh Thạnh tạm trú tại nhà người em trai, chỉ vì anh Thạnh đã dám
chụp hình họ.
Họ đã vi phạm trắng
trợn quyền con người, quyền tự do thân thể, quyền tự do cư trú, quyền có chỗ ở
của công dân mà pháp luật quy đinh.
Đây là sự trả thù
hèn mạt của đám côn đồ khoác áo công an nhân dân nhắm vào những công dân như
anh Nguyễn Văn Thạnh nhằm tiêu diệt lòng yêu nước, ngăn chặn các hoạt động
chống lại sự xâm lăng biển đảo của bọn giặc ngoại xâm.
Trong tình cảnh anh
Nguyễn Văn Thạnh bị công an Đà Nẵng tước đoạt quyền của một con người khiến anh
ta lâm vào cảnh không chốn nương thân, ngày 28/2/2014, anh Phan Đình Thành ở
Lăng Cô – Thừa Thiên Huế đã mời anh Thạnh về tạm trú tại nhà mình.
Sáng ngày 3/3/2014,
khi anh Phan Đình Thành đến đồn Công an thị trấn Lăng Cô để làm thủ tục tạm trú
cho anh Nguyễn Văn Thạnh thì lại tiếp tục bị Công an sách nhiễu gây khó dễ và
khước từ việc đăng ký tạm trú này với lý do "không có CMND".
Anh Phan Đình Thành
xuất trình biên bản thu giữ CMND [có đóng dấu tròn] của công an xã Hòa Phước,
Hòa Vang, Đà Nẵng và các giấy tờ khác như giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, bằng
đại học... nhưng vẫn bị từ chối.
Công an Lăng Cô còn
đưa ra nhiều yêu cầu phi lý khác như "phải về CA xã Hòa Phước xác nhận tạm
giữ CMND" hay "phải về Bình Định, nơi quê anh Thạnh để xác nhận không
có tiền án, tiền sự", các yêu cầu này đều không có quy định tại Luật cư
trú số 81/QH11/ngày 29/11/2006 hiện hành. Tôi được biết Luật cư trú hiện hành,
tại điều 30 có quy định "Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy
chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn
nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử
dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải
được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản". Quy định
này có nghĩa là khi người tạm trú có CMND và được chủ nhà đồng ý thì việc cư
trú của công dân ấy không thể bị cản trở.
Liên tục với các
hành vi trái luật sách nhiễu của thuộc cấp của ông đang đẩy anh Nguyễn Văn
Thạnh một kỹ sư có bằng Đại học, một công dân hợp pháp vào tình trạng lang
thang bất hợp pháp ngay trên quê hương đất nước mình.
"Đơn yêu cầu
bảo đảm an ninh khẩn cấp" của anh Nguyễn Văn Thạnh gửi cho ông từ ngày
28/02/2014 cũng không hề thấy hành động hồi đáp nào!
Thưa ông Bộ trưởng
Bộ Công an,
Một lần nữa tôi đề
nghị ông khẩn trương cho mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm nghiêm trọng đến
quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân, đánh trọng thương công dân Nguyễn Văn
Thạnh của 2 tên côn đồ khoác áo Công an là Nguyễn Lân, Dương Ngọc Đức, Công an
xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng. Truy tố đưa chúng ra xét xử trước công luận để
không làm ô uế hình ảnh công an nhân dân trong nhân dân Việt Nam và trong mắt
bạn bè quốc tế. Hơn nữa để không mất lòng tin của nhân dân thế giới khi Việt
Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Anh Phan Đình Thành
là người có nhà đồng ý cho anh Nguyễn Văn Thạnh tạm trú, đó là thỏa thuận dân
sự hợp pháp, yêu cầu ông can thiệp với thuộc cấp của ông thực hiện đúng luật cư
trú của Quốc hội ban hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Nguyễn Văn Thạnh trong việc tự do cư trú, để tránh xảy ra những đụng độ giữa
công an thị trấn Lăng Cô với người dân buộc phải tự vệ để bảo quyền lợi chính
đáng của mình khi bị công an vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc.
Vì lợi ích của nhân
dân. Rất mong được ông Bộ trưởng công an tích cực can thiệp buộc thuộc cấp của
ông chấm dứt việc chúng đánh đập đồng bào ruột thịt của mình!
Phải dạy cho thuộc
cấp của ông biết xấu hổ với tội ác đã gây ra với người dân!
Phải dạy cho thuộc
cấp của ông lòng yêu nước bảo vệ đồng bào của mình đang bị bọn Trung Quốc đánh
đập ngoài biển Hoàng Sa.
Xin ông nhận ở tôi
lời cám ơn trước.
Sài Gòn, ngày
3/3/2014
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực
tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment