Sunday, 19 October 2014

Tại Việt Nam sẽ không có quyền im lặng?



Tại Việt Nam sẽ không có quyền im lặng?

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-10-17
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
annhien10172014.mp3
Hình ảnh minh họa.
Courtesy photo

Quyền con người

Quyền im lặng là một quyền căn bản của người dân, tuy nhiên lâu nay quyền này vẫn chưa được tôn trọng tại Việt Nam.
Vào ngày 23/09/2014, Thường Vụ Quốc Hội thảo luận sửa đổi luật Tổ chức tòa án nhân dân, luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo vẫn chưa được thống nhất.
Trong lúc người dân, và giới luật sư ngày càng tỏ ra quan tâm đến “quyền im lặng”, một quyền cơ bản mà trong hiến pháp Việt Nam có ghi, mong muốn quốc hội thông qua điều luật này, thì Ông đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp - đã cho rằng “quyền im lặng không phải là quyền con người”; lời phát biểu được phát sóng trên VTV1 vào tối ngày 27/09/2014.
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”. Và Ông Đương cũng quả quyết thêm rằng không thể có quyền im lặng trong luật pháp Việt Nam được.
Anh Bùi Công Thủ, một người dân đang sống tại Sài Gòn đã bị công an nhiều lần sách nhiễu và tạm giam, điều tra mà không được gặp luật sư, Anh bức xúc cho biết sau khi nghe Ông đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trên VTV1:
Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật.
-Ông Lưu Gia Lạc
“Tôi cảm thấy lời phát biểu của vị đại biểu này, nó như là ngớ ngẩn, nói như ông ta thì bản thân ông ta thật sư chưa chắc ý thức được quyền con người của bản thân mình như thế nào? Câu phát biểu của Ông ấy trơ trẽn và lố bịch nữa. Tôi không đồng ý câu nói phát biểu của ông Đại biểu. Còn một chuyện nữa là theo tôi nghĩ từ thời điểm năm 1975 đến bây giờ, Việt Nam đã là một đất nước toàn trị, một chế độ độc tài toàn trị, một thành trị độc tài.”
Ông Lưu Gia Lạc đang làm việc tại Bình Dương, cho rằng pháp luật tại Việt Nam không được tôn trọng, nên quyền công dân luôn bị chà đạp và quyền im lặng hầu như không có:
“Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật. Họ cho mình cái quyền tự vi phạm pháp luật nhiều nhất, thành ra quyền ấy với người dân hầu như không có.”
Hiện tại, đa số luật sư đều đồng ý, lên tiếng sớm phải luật hóa quyền im lặng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Trí đang họat động trong lĩnh vực dân sự - hình sự rất bức xúc khi cho chúng tôi biết về những viên chức điều tra phạm nhân:
Hình ảnh minh họa.
Trong giới luật sư chúng tôi cũng có những quan điểm đồng thuận với chuyện đó (quyền im lặng), bởi vì thứ nhất là quyền của nhân thân của bị can - bị cáo, thứ hai là tôn trọng luật sư. Có một số trường hợp, là tụi anh làm vô trong đó đó, gia đình bị can - bị cáo nhờ tụi anh, rồi sau đó không biết bằng cách nào gia đình bị can - bị cáo hết nhờ anh rồi nói không có nhờ. Không biết giữa công an và họ làm việc như thế nào? Làm việc với người bị tam giam - tạm giữ đó, người ta có nảy sinh những ý kiến gì đó khác hơn với gia đình người ta thuê. Rồi cuối cùng ra tòa, người ta nói đâu có nói vậy, đó có những chuyện khổ vậy đó. Mà đối với phóng viên nước ngoài anh thật ra cũng hạn chế nói, vì khổ lắm
Nữ luật gia Nguyễn Thị Dơn đang làm việc tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho rằng quyền im lặng là một quyền bình thường của người công dân, của người bị can, bị cáo:
“Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi có ý kiến là ủng hộ. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, và dựa trên các quy định của pháp luật, chứ nó không có gì nó là to tát cả.”

Để bảo vệ người vô tội

Quyền im lặng được thực thi ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore… nhằm bảo vệ bị can không bị tra tấn, ép cung, tránh những oan sai, việc tìm ra tội của bị can là trách nhiệm của phía cảnh sát điều tra. Tuy nhiên với những quốc gia cộng sản như Việt Nam, quyền im lặng vẫn chưa được xem là một trong những quyền cơ bản của nhân quyền. Ông Lưu Gia Lạc đã chứng kiến và thấy nhiều người bị công an bắt, điều tra, nhưng không được gặp luật sư, và không biết phải kêu ai giúp đỡ trong xã hội Việt Nam, hầu hết đối với bị can đều sẽ vô vọng:
“Theo tôi được biết, thì có rất nhiều trường hợp bị bắt, gần như không có tác dụng gì, cho nên là quyền im lặng của người dân theo nhận định của pháp luật đấy, thì tôi thấy nó gần như không có, họ (chính quyền) tìm mọi cách để khai thác kiểu như là hỏi cung, có đợi luật sư đến thì… thậm chí người ta bắt, người nhà còn không biết, hoặc là người ta không thông báo cho thân nhân của người bị bắt biết, thì việc luật sư đến cũng gần như vô vọng.”
Ông Lưu Gia Lạc cho biết tiếp Ông và cùng một số người bạn ủng hộ nhiệt quyết quyền im lặng:
Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng.
-Anh Bùi Công Thủ
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc người dân có quyền im lặng có sự cố dính dáng đến pháp luật. Với một số bạn bè cả tôi, tôi thấy hầu hết các Anh/Em đều biết việc này và đều ủng hộ, tôi tin là nhiều người dân biết, mà biết luôn cả quyền của mình theo đúng nhận định của pháp luật thì người ta cũng sẽ đồng ý.”
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Trí việc thông qua quyền im lặng của dân sự sẽ không thể đến sớm được vì sẽ thông qua nhiều bộ phận, và sẽ còn lâu:
“Bây giờ, thật ra thì cũng nên có, ở đây đang dự thảo quốc hội, đang xem xét ra sao đó, thì giờ vẫn còn đang lấy ý kiến nhiều nơi, lấy quan điểm của cơ quan điều tra, quan điểm của liên đoàn luật sư Việt Nam, rồi quan điểm của từng người luật sư, nó có nhiều thứ lắm, thật ra nó cũng còn dài…”
Anh Bùi Công Thủ lạc quan tin rằng một ngày nào đó sẽ có luật quyền im lặng để bảo vệ những người vô tội trước khi bị kết án:
“Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng và được bảo vệ.”
Gần đây rất nhiều vụ án oan bị báo chí phanh phui, qua đó cho thấy nạn bức cung, ép cung bằng những biện pháp tra tấn dã man buộc người bị bắt phải lên tiếng nhận bừa tội. Cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào lời khai đó để buộc tội.
Trước thực tế đáng ngại đó nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng được những người hiểu biết pháp luật lên tiếng yêu cầu phải được tôn trọng thực sự.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List