Sunday, 19 October 2014

TN - Báo cáo chống tham nhũng tại Việt Nam: ‘...vẫn diễn ra phức tạp’


TN - Báo cáo chống tham nhũng tại Việt Nam: ‘...vẫn diễn ra phức tạp’

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2014

NGHỆ SĨ KIM CHI : QUỐC HỘI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA DÂN



image





Preview by Yahoo



Một hội nghị chống tham nhũng ở Lạng Sơn. (Hình: langson.gov.vn)

HÀ NỘI (NV) - Báo cáo của chính quyền Việt Nam gửi Quốc Hội về phòng chống tham nhũng khoe thành tích “có tác dụng răn đe nhất định” nhưng “vẫn diễn ra phức tạp.”
Bản báo cáo về “công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2014” mà chính quyền trung ương “vừa gửi tới các đại biểu Quốc Hội, phục vụ cho kỳ họp thứ 8 dự kiến khai mạc tuần tới” với nội dung tóm tắt như thế, giống cái điệp khúc “đến hẹn lại lên” quen thuộc từ lâu nay.

Bản báo cáo nói rằng trong năm qua, “Viện Kiểm Sát (VKSND) các cấp đã truy tố 329 vụ/751 bị can về tội tham nhũng (tăng 20 vụ so với cùng kỳ năm trước). Cục Ðiều Tra của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã khởi tố 16 vụ/14 bị can có hành vi tham nhũng trong hoạt động tư pháp.”

Theo đó “Tòa án (TAND) các cấp đã xét xử sơ thẩm 287 vụ, 675 bị cáo về các tội danh tham nhũng (tăng 9 vụ, 91 bị cáo so với năm 2013), trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41.2 %; số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 21.3% (năm 2013 là 31.2%). Ðặc biệt là đã xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng được dư luận quan tâm.”

Sau khi đưa ra các chi tiết như vậy bản báo cáo “đánh giá” về tình trạng tham nhũng ai cũng biết tràn ngập từ thượng tầng đến xã ấp “sách nhiễu, vòi vĩnh” thậm chí mặc cả tiền hối lộ ngay ở chỗ gọi là cơ quan tư pháp, bản báo cáo viết rằng “tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.”

Không thấy nói rõ ra, chỉ đích danh địa điểm tham nhũng, nhưng bản báo cáo gián tiếp nhìn nhận nó đang diễn ra khắp nơi. Bản báo cáo kêu ca, cũng như bao nhiêu lần trước, rằng giới chức cán bộ tham nhũng “ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.”

Mới ngày Thứ Tư, 15 Tháng Mười, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang vào Sài Gòn tiếp xúc với cử tri chọn lọc của ông, kêu rằng “một bộ phận không nhỏ” tham nhũng “bây giờ không biết nằm ở đâu.”

Ông Sang kêu rằng: “Dân hỏi mãi, đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này.”
Trước ông Sang hơn tuần lễ, ngày 6 Tháng Mười, Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri chọn lọc đều là đảng viên cốt cán nghỉ hưu ở Hà Nội kêu rằng cuộc chiến chống tham nhũng của chế độ “phức tạp và quá khó,” theo tường thuật của VietNamNet.

Có nghĩa là nó luồn sâu, leo cao trong guồng máy chuyên chính độc tài của chế độ. Cho nên, ông nhắc nhở rằng “đánh con chuột đừng để vỡ bình.”

Chuột là những đảng viên cán bộ tham nhũng, còn cái bình hiển nhiên ông ám chỉ tới đảng độc tài của ông. Một năm trước, trong một cuộc tiếp xúc với nhóm cử tri đó, ông đã nhìn nhận “tham nhũng như ngứa ghẻ,” “cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi.”

Chỉ một ngày trước tin ông chủ tịch nước than thở về tham nhũng ở Sài Gòn, báo Tuổi Trẻ tường thuật cuộc phỏng vấn ông Phí Ngọc Tuyển, cục phó Cục Chống Tham Nhũng thuộc Thanh Tra Chính Phủ. Trong cuộc phỏng vấn, ông nhìn nhận Việt Nam, “hiện đứng thứ nhì thế giới về số lượng bản kê khai tài sản với gần 1 triệu người kê khai, nhưng trong năm qua chỉ có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ có một người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực.”

Các lý do căn bản để tham nhũng tràn lan là vì dù có phải kê khai tài sản và khai gian, khai láo cho qua chuyện, các bản kê khai này không được công bố công khai để dân giám sát. Thêm nữa, như ông Phí Ngọc Tuyển nói: “Thanh Tra Chính Phủ không có thẩm quyền ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập cá nhân. Việc ra quyết định xác minh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người được xác minh.”

Nếu ông “đứng đầu cơ quan” tham nhũng lại “xác minh” thật tài sản của ông thì trở thành tay phải đánh tay trái. Giới blogger lề trái có rất nhiều bình luận về các lời phát ngôn của ông tổng bí thư cũng như ông chủ tịch nước.

Trên trang mạng Dân Làm Báo, ông Hà Sĩ Phu thuật tóm tắt lại nhận định của nhiều người về trò diệt chuột giữ bình của ông Nguyễn Phú Trọng rằng: “Thực tiễn nước ta hiện nay không có bình nào là bình ‘quý’ cả, vì bình chẳng những là nơi ẩn nấp của chuột mà còn là nơi sinh ra chuột. Cuối cùng thì chính bình còn tệ hại hơn chuột, bình mới là cái cần diệt trước rồi mới diệt được chuột.” (TN)


Hà Văn Thịnh/MTG - Đi tìm câu trả lời về “một bộ phận mà Đảng nói không nhỏ”

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2014

Ảnh bên:Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN

Nói chuyện với cử tri TP HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước dân rằng: “...có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”(Vietnamnet,18:08GMT+7, 15.10.2014)

Thuật ngữ (và, đã trở thành thành ngữ) “một bộ phận không nhỏ” chính thức được ghi trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, ban hành ngày 16.1.2012: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”... 

Như vậy, theo “định nghĩa” trên, trong Đảng đã và đang tồn tại không ít những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống –“ biến hóa” thành muôn hình vạn trạng các sai phạm... Câu hỏi đặt ra là, nếu đã sai phạm thì ai cũng thấy, nhưng nhìn mà không chộ (thấy) thì vấn đề lại hoàn toàn khác. 

Tính oái oăm của nỗi bi hài trên thật ra rất giản dị: Tất cả các sai phạm không nhỏ (có nghĩa là TO) đã được làm cho nhỏ lại, nhòe đi về mức độ, nhạt đi về thời gian. Cái sự không nhỏ thành nhỏ, cái sự đen đúa của bóng đêm bị biến thành thứ chập choạng đó, cũng như cách làm chậm lại những hành động lẽ ra phải kiên quyết, là đầu mối dẫn đến các phán xét sai lệch, làm rối loạn kỷ cương, phép nước. 

Ngay sau khi Nghị quyết 4 được ban hành hai tháng, hai cán bộ cao cấp, một là thứ trưởng Bộ Y tế, một là chủ tịch tỉnh bị kỷ luật... cảnh cáo (đầu tháng 3.2012). Một số báo chí bày tỏ sự phấn khởi khi nhấn mạnh rằng một bộ phận không nhỏ đã được định danh. 

Thế nhưng, việc “định danh” có phần lạc quan quá đáng bởi 9 tháng sau mới cho thấy cái sự dè dặt: Tháng 12.2012, ông Lữ Ngọc Cư thôi giữ chức Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc, về làm chuyên viên Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, còn ông Cao Minh Quang vẫn tiếp tục giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế. 

Một lần nữa, dư luận lại băn khoăn vì không hiểu cách thức của cái gọi là “định danh” kỷ luật: Đã cùng là cảnh cáo, lẽ đương nhiên là sai phạm tương đương, tại sao lại có sự khác nhau rõ ràng trong công đoạn “gọi tên”? Một tháng sau nữa, 25.1.2013, Bộ trưởng Y tế mới ký quyết định điều ông nguyên thứ trưởng về làm chuyên viên Viện Dược liệu(!) 

Như vậy sự kéo dài thời gian bộc lộ rõ sự cân nhắc như dân gian vẫn nói, ném chuột vỡ bình và, hệ lụy hơn, buộc dư luận nghĩ về các sự dàn xếp – sắp xếp cán bộ. Đã là sai phạm nghiêm trọng, “góp phần làm giảm uy tín của Đảng” (Tạp chí Xây dựng Đảng, 30.4.2012 - (http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=4981&print=true) sao không xử nặng, phạt nghiêm? Kỷ luật nhẹ hều chẳng khác chi để đèn vàng cho mọi sai phạm tiếp theo...

Dẫn chứng gần nhất là mới đây, ba tỉnh ủy viên của tỉnh Nam Định đã sai phạm nhiều vấn đề, trong đó có việc làm thất thoát hàng tỷ đồng nhưng kết quả là một cán bộ bị cảnh cáo và hai cán bộ bị... khiển trách (Người đưa tin, 5.10.2014)! 

Rõ ràng, khó có thể tìm thấy một bộ phận không nhỏ khi các địa phương và các cơ quan chức năng cứ mãi hoài không nhìn ra điều ai cũng rõ. Nếu mọi sai phạm chỉ loanh quanh với cảnh cáo thì không một sự lạm quyền, tham nhũng, suy thoái nào có thể chùn tay. Đáng buồn hơn nữa là nếu “khiển trách” thì đăng báo để làm gì cho tốn giấy mực, làm mất công đọc của biết bao người? 

Người Anh có câu ngạn ngữ: Không ai điếc bằng kẻ cố tình không muốn nghe (None so deaf as one won’t hear). Cũng tương tự như thế, nếu các địa phương, các cơ quan thừa hành cứ cố tình không nhìn thấy các sai phạm đúng như hình dạng của nó thì chỉ còn một lý do để giải thích mà thôi: Cái bộ phận không nhỏ ấy nó đã lớn đến mức đủ sức che gần hết ánh sáng mặt trời...


Đào Như - THỬ NHÌN LẠI TPP

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 10 năm 2014


Theo nguồn tin của thông tấn Reuters: Hôm 15-10 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc ông muốn kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm nay. Nhưng một số chuyên gia nghi ngại chuyện đó khó thành vì Nhật và Hoa Kỳ còn nhiều khác biệt về tiếp cận thị trường nông sản và các mặt hàng chế biến từ sản phẩm này vì chúng ta đã thất bại tại buổi đàm phán song phương TPP tại Washington tháng 9 vừa rồi. 

Do đó ông Obama nghĩ rằng hai nước lớn Mỹ Nhật có những cam kết riêng về vấn đề này. Khách quan mà nói liệu tư duy này của ông Obama có phù hợp với điều lệ của TPP không? Và có thể ông Abe sẽ từ chối không hợp tác với chiến thuật này. 

Trong thực tế tư duy này của ông Obama cũng bị các thành viên TPP từ chối như ông đã bộc lộ: Nhưng các thành viên khác của TPP chỉ chấp nhận kết thúc đàm phán TPP chỉ khi nào họ được biết rõ Nhật và Mỹ đã giải quyết vấn đề vấn đề khác biệt trong chính sách tiếp cận thị trường nông sản và xe hơi bằng cách nào và như thế nào?

Qua sự kiện này, nghiệm thấy rằng có lẽ Tổng thống Obama muốn đưa ra lời thống trách Chính phủ Nhật tại vòng đàm phán TPP hôm 24-9-2014 tại Washington giữa Michael Froman đại diện Mỹ và Akira Amari đại diện Nhật vẫn chưa phá vỡ được bế tắc. Những bất đồng vẫn tồn tại nhất là trên diện Tiếp Cận Thị Trường Nông sản và Xe hơi

Tổng thống Obama muốn kêu gọi thiện chí của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe giúp ông trong việc san bằng khác biệt giữa Mỹ và Nhật trên vấn đề này tại buổi gặp gỡ sắp tới giữa ông và ông Abe bên lề thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11-Nov-2014. Nếu được như vậy thì hy vọng vòng đàm phán có thể kết thúc vào đúng cuối năm nay - 2014.

Qua cuộc điện đàm hôm 15-10 vừa rồi, Tổng thống Obama cho Thủ tướng Abe hay rằng về phía Washington rất là chật vật vì cuộc tranh cử giữa mùa nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ đang lù lù tiến đến. Và các nhà lập pháp lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đang làm áp lực chính phủ Obama được quyền phát triền quan hệ kinh tế với Nhật Bản chỉ khi nào chính phủ nước này đồng ý mở rộng thị trường với nông sản Hoa kỳ.

Xuyên qua tình hình kinh tế thế giới hiện tại, Chính phủ Mỹ tỏ ra nóng ruột về vòng đàm phán TPP là phải. Hãy nhìn chung quanh: E.U vừa kết thúc đàm phán FTA với Canada, các cuộc đàm phán FTA giữa VN và Nhật đang tiến hành thuận tiện, hai thành viên của TPP Nhật và Úc cũng vừa ký kết thành công vòng đàm phán FTA giữa hai nước. Hôm 12-10- 2014, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng VN, có chuyến công châu Âu, đã hội đàm với Chủ tịch EU, Jose Manuel Barroso. Cả hai đều tái khẳng định tầm quan trọng của việc sớm hòan tất thoả thuận thương mại tự do-FTA-giữa hai bên vào năm 2015.

Hiện tại, hai chính phủ Nhật và Hoa kỳ đang tích cực thu xếp cho Abe và Obama sẽ gặp nhau  bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào 2 ngày 10-11 tháng 11 sắp tới. Hy vọng tại đây các thành viên TPP sẽ có nhiều điều công bố tại Bắc Kinh với thế giới ít ra là họ đã hoàn tất vài điều căn bản TPP qua hơn 30 vòng đàm phán.

Hôm 14-10 đài VOA lại cho hay “Việt Nam sẽ có TPP”. Câu văn này xem chừng nhiêu khê. Tại sao lại “có” mà không phải là “gia nhập”?. “Việt Nam sẽ có TPP” xem chừng ai đó sẽ biếu không (free) cho Việt Nam TPP? 

Trong khi đó “Chủ tịch US-ABC, Alexander Fedman, nói với VOA tiếng Việt rằng TPP đối với VN thực sự là một sự thay đổi diện mạo và nó thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của cả hai bên Mỹ Việt”. Thế vậy mà tại sao, VN vẫn kiên định lập trường của họ mặc dầu ngoài mặt họ tuyên bố mong muốn được vào TPP cũng như VN đã nhiều lần phát biểu là họ rất thành khẩn mong nuốn gia nhập TPP không có vấn đề áp lực, không có vấn đề đặt điều kiện…

Đến hôm nay, vào thời điểm này, Chính phủ Mỹ vẫn chưa thực hiện được bước tiến nào cho thấy vòng đàm phán TPP sẽ kết thúc trước cuối năm 2014. Do đó ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang ráo tiết kêu gọi các nhà doanh nghiệp Mỹ gây ảnh hưởng với Quốc Hội  để thông qua TPP. 

Ông đã đưa ra lời kêu gọi thống thiết:“Chúng tôi cần các bạn giúp đỡ để đạt được TPP với Quốc hội Mỹ và người dân Mỹ. Và chúng tôi cần các bạn gọi điện, tổ chức các buổi gặp mặt để đưa Quốc hội vào cuộc” vì theo ông, TPP được coi là một “Hiệp định thương mại bậc nhất của thế kỷ 21 khi nó gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 Thương mại toàn thế giới.” Đó cũng là lời phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN (US-ABC) vừa được tổ chức tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

Như vậy, có 2 sự kiện đáng chú ý: Cuộc điện đàm của Tổng thống Obama với Thủ tướng Abe hôm 15-10, và lời kêu gọi khẩn thiết của Ngoại trưởng Kerry sự hỗ trợ của nhà doanh nghiêp và sự thông cảm của Quốc hội Mỹ. Tất cả đều nhằm vào tăng cường hiệu năng của buổi gặp gỡ sắp tới giữa Tổng thống Mỹ, Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC trong hai ngày 10-11-Nov-2014, với hy vọng sẽ kết thúc những phiên đàm phán TPP trước cuối năm 2014. 

Liệu cuộc vận động này có đem lại kết lại kết quả theo ý muốn của Bạch Cung hay không?

Viết tới đây tôi nhớ lại lời phán quyết của Jeffroy Scott một chuyên gia kinh tế cao cấp của Mỹ hôm 23-9-2014, 1 ngày trước buổi đàm phán tay đôi giữa Mỹ và Nhật tại Washington hôm 24-9 vừa rồi: “Thách đố lớn nhất hiện nay của vòng đàm phán TPP là vấn đề tiếp cận thị trường Nông sản và dịch vụ đòi hỏi các nhà đàm phán cần phải tiếp tục vòng thương lượng vào đầu năm tới-2015”. Lời phát biểu này của Jeffroy Scott xem chừng thật là phũ phàng với cuộc vận động của Tổng thống Obama và của ngoại trưởng John Kerry. Chúng ta thử chờ xem…

Đào Như









No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/11/2024

My Blog List