Quốc hội CSVN: Nợ công của VN đã
vượt trần
Thủ
tướng CSVN công khai cãi lời chủ tịch nước
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-01
2014-11-01
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nợ công của Việt Nam cập
nhật sáng 31/10/2014 là hơn 85 tỷ USD; mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD
theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist.
Tài liệu phục vụ phiên
họp toàn thể ngày 30/10 của Quốc hội Việt Nam xác định nợ công nếu được tính
đầy đủ thì đã vượt trần. Đây là lần đầu tiên các đại biểu Quốc hội Việt Nam kêu
gọi Chính phủ trung thực trong đánh giá nợ công để có biện pháp trả nợ, tránh
sự đe dọa nền tài chính quốc gia.
Nợ công hơn 85 tỷ đô la
Nợ công của Việt Nam cập
nhật sáng 31/10/2014 là hơn 85 tỷ USD; mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD theo
đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist. Trong khi đó, bản tổng hợp ý
kiến đại biểu Quốc hội phổ biến trong phiên họp toàn thể ngày 30/10/2014 ghi
nhận rằng, nợ công của Việt Nam đã vượt trần nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp
nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản.
Cách tính nợ công của VN
và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh
nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà
nước được nhà nước không tính vào đó.
-PGS TS Ngô Trí Long
Nhận định về cách đánh
giá nợ công gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long,
chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Hiện nay về cách tính
nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó
có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương
hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó. Trước quốc tế thực
chất hiện nay với khối nợ của doanh nghiệp nhà nước cực kỳ lớn thì trong tình
hình như vậy mức nợ công không phải là dưới 65%.
Thực tế các chuyên gia, các
nhà khoa học không phải tổ chức nước ngoài người ta tính toán nợ công trên 100%
tức là trên mức báo động rất nhiều. Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng
thời với những khó khăn thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi
trả và việc xử dụng không hiệu qủa thì đây là tình trạng đáng báo động. Chính
vì vậy cho nên vấn đề này đang được đặt ra trên bàn nghị sự của Quốc hội trong
kỳ họp này.”
Một buổi họp Quốc Hội
tại Hà Nội(ảnh minh họa)
Tại cuộc họp báo thường
kỳ của Chính phủ tổ chức hôm 29/10/2014 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trấn an “nợ công của quốc gia bao gồm nợ Chính phủ vay, nợ Chính phủ bảo lãnh,
nợ của chính quyền địa phương hiện vẫn trong giới hạn cho phép theo qui định
của Chiến lược nợ công quốc gia là không vượt quá 65% GDP (tổng sản phẩm quốc
nội)
. Các bản tin từ nguồn chính thức trích lời Thủ tướng đánh giá đỉnh nợ công
quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ
Ngô Trí Long, vấn đề ở đây không phải là biểu hiện của con số nợ công là bao
nhiêu mà điều cần chú ý là khả năng trả nợ cũng như xu hướng nợ công gia tăng
quá nhanh.
Ông nói:
“Thủ tướng luôn luôn báo
cáo nợ công ở trong mức độ an toàn, có nghĩa là trong mức độ hiện nay đánh giá mức
độ an toàn ở chỗ nào. Thí dụ Châu Âu đánh giá nợ công dưới 60% GDP, bội chi
ngân sách dưới 3% là an toàn. Nhưng có điều kiện khác là khả năng trả nợ được
hay không. Mặc dầu nợ công hiện nay dưới mức an toàn nhưng tới 2015 sẽ xấp xỉ
65%, tức là tới giới hạn đỏ và khả năng trả nợ của Việt Nam rất hạn chế, rất
hạn hẹp và trả nợ rất là khó khăn.”
Đe dọa tài chính quốc gia
Theo Thời báo Kinh tế
Việt Nam bản tin trên mạng ngày 29/10/2014, tài liệu tổng hợp ý kiến các đại
biểu Quốc hội phục vụ phiên họp toàn thể ngày 30/10 nêu rõ: “Nợ công đang trở
thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc
gia và ổn định vĩ mô, chính trị.” Các đại biểu Quốc hội còn góp ý, cần đánh giá
vấn đề nợ công một cách thẳng thắn hơn.
Chính phủ cần có báo cáo bổ sung gửi
Quốc hội và báo cáo hàng năm về nợ công, trong đó cụ thể hóa về cơ cấu nợ, chủ
thể nợ, mức nợ hàng năm, tỷ trọng nợ công/GDP, phương án trả nợ, vấn đề sử dụng
đồng vốn vay…” Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhiều vị đại biểu cũng
đặt vấn đề là Quốc hội chưa sử dụng hết quyền giám sát và quyền quyết định các
vấn đề quan trọng liên quan đến vấn đề nợ công. Quốc hội chỉ qui định trần nợ
công, mà chưa có chỉ tiêu về tỷ lệ trả nợ.
Tôi nghĩ rằng, việc giải
quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách
trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu lâu dài.
-TS Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh tình hình
nợ công nguy hiểm được phản ánh nhiều chiều như vậy, giải pháp nào cho các nhà
hoạch định chính sách của Việt Nam. Trả lời Vũ Hoàng Đài Á Châu Tự Do, Kinh tế
gia Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
cho rằng, ưu tiên 1 là điều chỉnh ngay về chi ngân sách. Việt Nam có tỉ lệ sử
dụng ngân sách nhà nước tương đối cao, việc này là gánh nặng đối với dân chúng.
Ngoài ra nhà nước phải giảm việc chi thường xuyên mà hiện nay chiếm tỷ lệ 72%
tổng chi. Như vậy chỉ còn lại 28% mà 25% sẽ phải chi để trả nợ. Phần còn lại
chỉ còn 3% để đầu tư phát triển là quá ít và nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể
công nghiệp hóa được. Điểm cuối cùng, theo TS Lê Đăng Doanh là cần phải tái cấu
trúc đầu tư công và phải có những biện pháp giám sát đầu tư công, để đầu tư
công hiệu quả hơn.
TS Lê Đăng Doanh nhắc lại ý tưởng về một nhà nước kiến tạo
mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra trong thông điệp đầu năm 2014. Ý tưởng này
cần được thực hiện trong việc cải cách sắp tới, theo đó Nhà nước chỉ chăm lo
phúc lợi xã hội và làm những việc mà khu vực tư nhân không làm, còn những gì mà
khu vực tư nhân làm được thì để cho khu vực tư nhân làm.
TS Lê Đăng Doanh nhấn
mạnh:
“Tôi nghĩ rằng, việc
giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách
trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu lâu dài, những điều đó sẽ làm cho Nhà
nước Việt Nam trải qua một cuộc cải cách hết sức mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả kỳ đổi
mới cách đây 30 năm.”
Tại phiên họp Quốc hội
ngày 31/10/2014, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên dẫn các số liệu
chính thức nhấn mạnh rằng nhà nước đã tiêu hết dư địa về nợ công cho 6 năm tới,
tỷ lệ nợ công an toàn 65% là theo chiến lược quản lý nợ công đến năm 2020 mà
đến năm 2015 đã là 64%.
Nếu tình hình cứ tiếp
tục như hiện nay mà Chính phủ không có giải pháp thích hợp, không tiến hành cải
cách đúng mức, thì khả năng về việc Việt Nam vỡ nợ công là điều hoàn toàn có
thể xảy ra.
No comments:
Post a Comment