Tuesday, 11 November 2014

Trung Quốc nồng nhiệt đón tiếp TT Obama bất chấp các căng thẳng

 

Trung Quốc nồng nhiệt đón tiếp TT Obama bất chấp các căng thẳng

HỘI THÁNH TIN LÀNH MENNONITE MỸ PHƯỚC 1 LẠI BI QUẬY PHÁ



image





Preview by Yahoo


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại đại tiệc Chào mừng APEC ở Bắc Kinh, ngày 10/11/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Tổng thống Obama đến Trung Quốc
  • Tổng thống Obama thăm Trung Quốc, dự hội nghị APEC
  • Nga, Trung Quốc ký thêm thỏa thuận năng lượng tại hội nghị APEC
  • APEC sẽ nghiên cứu hiệp định thương mại mà TQ hậu thuẫn
  • Mỹ sẽ đưa thành tích nhân quyền của TQ ra thảo luận tại APEC
  • TQ mưu tìm sự giúp đỡ của APEC trong cuộc chiến chống tham nhũng
  • TQ đóng cửa Bắc Kinh để bảo đảm tổ chức thành công hội nghị APEC
10.11.2014

Tổng thống Barack Obama đã được tiếp đón nồng nhiệt tại Trung Quốc, bất chấp căng thẳng về các vấn đề như thương mại, nhân quyền, và những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Nam. Tháp tùng tổng thống trong chuyến công du, thông tín viên VOA Luis Ramirez ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Tổng thống Obama biết rằng đây sẽ không phải là một chuyến đi dễ dàng. Bang giao giữa hai nước đã căng thẳng, phần lớn bởi vì những ngờ vực của Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Nhưng cả hai bên dường như muốn nhấn mạnh đến các khía cạnh tích cực của mối quan hệ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trải thảm đỏ nghênh đón ông Obama tại phi trường Bắc Kinh hôm nay với đội dàn chào danh dự.
Sau đó, ông Obama đã phát biểu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Việc hiải toả các mối nghi ngờ của Trung Quốc đứng đầu nghị trình làm việc của ông.

“Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng, hoà bình và ổn định. Tôi muốn nhắc lại điều đó. Tôi muốn nhắc lại điều đó. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng, hoà bình và ổn định. Thực vậy, trong nhiều thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã cố gắng góp phần hoà nhập Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cấu. Không những vì nó đem lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc, và bởi vì nó còn đem lại lợi ích tốt nhất cho nước Mỹ và lợi ích tốt nhất cho cả thế giới. Chúng tôi muốn Trung Quốc đạt thành quả tốt.”

Tăng cường quan hệ với Trung Quốc, theo ông Obama, sẽ có nghĩa là có thêm công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ và Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thông báo một thoả thuận mới tăng thêm thời hạn hiệu lực của các thị thực cấp cho sinh viên, doanh gia và du khách.

“Theo các sắp xếp hiện thời, các thị thực giữa hai nước chỉ có hiệu lực trong 1 năm. Theo quy định mới, các thị thực học sinh và trao đổi sẽ được tăng thêm thời gian hiệu lực tới 5 năm. Các visa kinh doanh và du lịch sẽ được tăng thời hạn hiệu lực lên tới 10 năm.”
Nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn còn lâu mới đạt được thoả thuận về những vấn đề gai góc như nhân quyền, mạng Internet và thương mại.

Washington và Bắc Kinh đang theo đuổi các thoả thuận thương mại đối nghịch nhau.

Hội nghị thượng đỉnh APEC là cơ hội để Tổng thống Obama tập hợp các quốc gia Á châu Thái Bình Dương phê chuẩn hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã bị trì hoãn lâu nay. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã quy tụ các vị nguyên thủ của 11 nước tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và hối thúc họ vượt qua điều ông gọi là những “khúc mắc” còn lại.

Về nhân quyền, ông Obama tự chế không lên án Trung Quốc về cách hành sử tại Hong Kong, nơi người biểu tình trong nhiều tháng đã tố cáo Bắc Kinh là vi phạm cam kết không can thiệp vào tiến trình dân chủ của vùng tự trị này. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói ông vẫn lo ngại về điều ông gọi là một tình hình phức tạp về mặt lịch sử.

Thứ hai là ngày đầu trong chuyến thăm 3 ngày của ông Obama đến Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh APEC và các cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thứ tư, ông sẽ đi Myanmar, tức Miến Điện, trước khi đi dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 ở Australia.

Trung-Nhật đồng ý nối lại đối thoại an ninh và chính trị

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 10/11/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Tổng thống Obama đến Trung Quốc
  • Tổng thống Obama thăm Trung Quốc, dự hội nghị APEC
  • Nga, Trung Quốc ký thêm thỏa thuận năng lượng tại hội nghị APEC
  • APEC sẽ thành lập mạng lưới chống tham nhũng
  • APEC sẽ nghiên cứu hiệp định thương mại mà TQ hậu thuẫn
  • Mỹ sẽ đưa thành tích nhân quyền của TQ ra thảo luận tại APEC
  • TQ mưu tìm sự giúp đỡ của APEC trong cuộc chiến chống tham nhũng
  • Trung Quốc, Nhật Bản đồng ý mở rộng đối thoại
10.11.2014
Trung Quốc và Nhật Bản đồng ý “thực hiện lại cuộc đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh” và “cố gắng xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị.” Thỏa thuận đạt được ngày hôm nay tại Bắc Kinh khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản tiến hành cuộc thảo luận chính thức đầu tiên kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 và ông Abe lên giữ chức thủ tướng năm 2012.

 Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường trình.

Cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Trung, Nhật đã diễn ra hôm nay tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh bên lề hội nghị thượng đỉnh của khối APEC, tức tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo tin của Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình nói với ông Shinzo Abe rằng Trung Quốc hy vọng Nhật Bản tiếp tục theo đuổi đường lối phát triển hòa bình và áp dụng những chính sách thận trọng về quân sự và an ninh.

Thủ tướng Abe cho biết cuộc họp giữa ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc là bước đầu để cải thiện các mối quan hệ song phương.

"Tôi tin rằng bấy lâu nay không những các lân bang Châu Á của chúng tôi mà nhiều nước khác đã hy vọng là Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán. Rốt cuộc chúng tôi đã đáp ứng kỳ vọng của họ và thực hiện bước đầu tiên để cải thiện các mối quan hệ giữa hai nước."

Cuộc họp hôm nay diễn ra ba ngày sau khi đôi bên đồng ý đối thoại. Diễn tiến này được cho là có tính chất đột phá trong mối quan hệ băng giá đã lâu giữa hai nền kinh tế lớn hàng thứ nhì và thứ ba thế giới.

Trong một thông cáo chung phổ biến hôm thứ sáu vừa qua, hai nước đồng ý “dần dà thực hiện lại cuộc đối thoại chính trị, ngoại giao, và an ninh” và “cố gắng xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị.”

Trung Quốc và Nhật Bản cũng thừa nhận là đôi bên vẫn còn “những ý kiến bất đồng” về vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa và đồng ý “thiết lập những cơ chế quản lý khủng hoảng” nhằm góp phần giảm thiểu căng thẳng.

Thỏa thuận vừa kể đã đạt được trong cuộc họp tại Bắc Kinh giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Cố vấn An ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi.



No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/11/2024

My Blog List