Sự thật và trách nhiệm giải
trình với nhân dân
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-08
2014-11-08
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị thượng đỉnh Á Âu
(ASEM) tổ chức tại Milan, Ý vào ngày 16 tháng 10 năm 2014.
Chừng nào 3 Dũng đổi cờ ?.
Một sự đổi mới chính
trị?
Dự thảo Luật Tổ chức
Chính phủ sửa đổi qui định Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo trước nhân dân thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng của đất
nước. Phải chăng đây là một sự đổi mới chính trị của Việt Nam.
Trong phiên họp ngày 7/11/2014, các đại biểu Quốc hội đánh giá
cao về qui định mới mà nếu thực hiện nghiêm túc sẽ giúp Chính phủ hòa đồng với
nhân dân, tạo mối quan hệ tốt với nhân dân. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời
đại biểu Phạm Văn Tam cho rằng cần thể chế hóa một cách cụ thể như qui định
định kỳ một năm Thủ tướng sẽ có bao nhiêu lần lên truyền hình giải trình trước
nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Nhà văn Võ Văn Tạo, từng hàng chục năm làm báo chuyên nghiệp
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, từ Nha Trang nhận định:
Đó là một điểm mới nói về hình thức, nhưng mà chưa biết họ có
thực hiện hay không. Ở Việt Nam nhiều khi qui định nhưng không thực hiện hay
thực hiện cho có.
-Nhà văn Võ Văn Tạo
“Đó là một điểm mới nói về hình thức, nhưng mà chưa biết họ có
thực hiện hay không. Ở Việt Nam nhiều khi qui định nhưng không thực hiện hay
thực hiện cho có, người dân cũng bị nhiều rồi mà chúng tôi ở truyền thông cũng
biết chuyện đó. Dù sao về mặt danh nghĩa hình thức thì cũng là điểm mới so với
trước đây, nhìn nhận là một điểm mới.”
Tin ghi nhận, đại biểu Hà Huy Thông nêu ý kiến: “Quy định Thủ
tướng báo cáo nhân dân là rất hay, nhưng mới chỉ là một chiều, cơ chế và thời
gian báo cáo ra sao và nhân dân có ý kiến lại thì thế nào, cần cụ thể hóa hơn
nữa.”
Quy định Thủ tướng qua phương tiện truyền thông báo cáo nhân dân
những vấn đề lớn của đất nước, làm nhiều người liên tưởng tới phong cách của
các nước văn minh trên thế giới. Nguyên thủ các quốc gia lên truyền hình đọc
thông điệp gởi quốc dân về những chính sách hay quyết định quan trọng.
Ở các
nước có một mức độ nào đó về dân chủ, người dân ở đó quá quen thuộc với hoạt
động này. Tại Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên đưa ra Thông
điệp đầu năm 2014 với nhiều đột phá, dù theo các chuyên gia Thủ tướng nói mà
chưa làm.
Hơn nữa bản thông điệp này được phổ biến như một bài viết, không phải
chính ông Thủ tướng lên truyền hình để nói chuyện với người dân.
Quang cảnh một buổi họp Quốc Hội ở Hà Nội
Qui định Thủ tướng báo cáo quốc dân qua phương tiện thông tin đại
chúng, làm cho người ta nghĩ xa hơn đến những cuộc họp báo công khai được
truyền hình trực tiếp. Bởi vì những cuộc họp báo công khai như thế của giới
lãnh đạo chóp bu, sẽ giúp ích cho người dân được thông tin về những vấn đề
trọng yếu một cách tích cực hơn. Những cuộc họp báo của giới lãnh đạo các nước
trên thế giới được xem như những sinh hoạt chính trị bình thường.
Nhà báo Võ Văn Tạo trình bày kinh nghiệm của ông qua quá trình
mười mấy năm làm báo:
“Thực sự tôi chưa thấy Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước hay
Chủ tịch Quốc hội tổ chức họp báo rộng rãi không hạn chế với sự hiện diện đông
đảo của các nhà báo cho dù chỉ là báo của nhà nước, báo quốc doanh, tôi chưa
thấy…”
Cần có tự do báo chí
Có những ý kiến cho rằng nếu Việt Nam có tự do báo chí như Hiến
pháp qui định và giới lãnh đạo tôn trọng quyền được thông tin của người dân,
thì việc Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo quốc dân về các vấn đề lớn qua phương
tiện truyền thông mới thực sự có ý nghĩa. Mặc dù Hiến pháp 2013 cũng như các
bản Hiến pháp trước đó đều qui định người dân có các quyền cơ bản như quyền tự
do báo chí, quyền tự do lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông
tin…nhưng người dân Việt Nam trong chế độ xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có được
những quyền cơ bản đó.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
Ở những thể chế cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng thì
chuyện tự do báo chí là một điều cấm kỵ.
-Nhà văn Võ Văn Tạo
“Nếu mà ban hành được những quyền tự do ấy thì còn gì là nhà
nước cộng sản nữa, tôi chả thấy nhà nước cộng sản nào ban hành những quyền tự
do ấy cho người dân đâu, không có đâu làm như thế thì họ tự mất quyền, mất lợi
ích nhóm, cho nên không tin họ sẽ ban hành những quyền tự do đó cho nhân dân
mình. Trên thực tế các nhà báo là của Đảng của Nhà nước nhưng nhà báo muốn tiếp
cận các quan chức để tìm hiểu một số vấn đề họ còn bịt mồm, họ còn cho xã hội
đen đánh luôn nhà báo. Gần đây nhất là vụ công an tỉnh Hưng Yên đánh hai nhà
báo của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng mà đưa ra báo chí đưa công luận đấy nhưng
cuối cùng xử ai đâu.”
Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do báo chí, thế nhưng
Việt Nam lại không nhìn nhận báo chí tư nhân, thậm chí một chỉ thị của Thủ
tướng Việt Nam ký ban hành năm 2006 khẳng định: “Kiên quyết không để tư nhân
hóa báo chí dưới mọi hình thức.
Đối với sự mâu thuẫn này, nhà báo Võ Văn Tạo
nhận định:
“Một trong những biểu hiện của tự do báo chí là có báo chí tư
nhân, không nói thì nhân dân cũng biết, lực lượng báo chí của nhà nước cũng
biết và quốc tế cũng biết. Ở những thể chế cộng sản nói chung và Việt Nam nói
riêng thì chuyện tự do báo chí là một điều cấm kỵ. Tại sao thế, rất nhiều người
đồng ý với tôi rằng những thể chế độc tài thì bao giờ cũng sợ sự thật.”
Nếu điểm chung của những thể chế độc tài là sợ hãi sự thật thì
quy định Thủ tướng Việt Nam qua phương tiện truyền thông có nhiệm vụ báo cáo
nhân dân về những vấn đề lớn của đất nước cũng không có ý nghĩ gì mấy. Bởi vì
báo cáo với nhân dân là thể hiện sự công khai, nhưng công khai mà không trung
thực không minh bạch thì còn tệ hại hơn nữa.
No comments:
Post a Comment