Friday 24 October 2014

…“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”


…“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”

Thiện Tùng

Lúc sinh thời, Hồ Chí minh có những lời nhắc nhở rất nhân bản đối với thế hệ kế tiếp: “Cán bộ là đày tớ của Dân”, “Phải đau trong nỗi đau của Dân”, “Phải cười sau, khóc trước Dân”, “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, v.v. Muốn là một việc, làm được hay không chịu làm là chuyện khác. Nói và làm đối với một con người đã khó, nói để người khác làm lại càng khó hơn. Khi còn sống, nói nếu thuộc hạ không nghe còn nhắc nhở, răn dạy, chết rồi thì phú cho “đất trời”?!
Phải thừa nhận một thực tế, trong thời chiến cũng như thời bình, giới lãnh đạo thường ở phía sau, giới bị lãnh đạo xông ra phía trước hứng chịu chết chóc, hiểm nguy, gian lao, vất vả. Làm thì xúm nhau như thế, công lao và hưởng thụ thì lãnh đạo muốn giành hết về mình, riết trở thành thói quen rất khó chấp nhận. Muốn biết thật hư thế nào, hãy đến các nghĩa trang liệt sĩ coi phần lớn ai nằm trong đó và nhìn vào cuộc sống các giai tầng trong xã hội sẽ nhận ra ngay.

Hết năm nầy đến năm khác, Đảng CSVN phát động học tập làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, di chúc Hồ Chí Minh. Có lẽ học mà không thuộc nên còn quá nhiều chuyện trái tai gai mắt:

+ Đày tớ sướng hơn chủ: Phần lớn quan chức cao cấp có mướn osin. Quan làm việc trong dinh thự nguy nga như cung vua. Nhà riêng của Quan là những ngôi biệt thự như phủ chúa. Quan vi hành trên không thì bằng chuyên cơ, dưới đường bộ thì bằng công xa bóng lộn, có cảnh sát mở đường – “Quan về làng như Thần hoàng về miễu”. Quan trị bịnh ở bệnh viện riêng hoặc ra nước ngoài điều trị. Con cái của quan học ở những trường điểm hoặc du học ở nước ngoài để sớm thành tài về “nối nghiệp” cha ông, v.v.

+ Dân sống trên đất liền bị lục tặc cướp đất, đói khát lăn lê quanh những công đường để kêu oan, chẳng những không được đếm xỉa, đôi khi còn bị ăn đòn. Dân sống nghề biển bị hải tặc hãm hại đủ điều, bao góa phụ cùng con chít khăn tang trước những ngôi mộ gió! Đau xót hơn, do bức bí về cuộc sống, hàng tốp phụ nữ Việt Nam phải xếp hàng loả lồ cho nam nước ngoài kén chọn cô dâu, đến lúc về bên quê chồng thì bị phân biệt đối xử phải khóc cha khóc mẹ ở xứ người, v.v. Trong khi đó, giới lãnh đạo xem như không có chuyện gì xảy ra, tha hồ ăn sung mặc sướng, vui cười, đốt pháo hoa, v.v.

+ Quan chức sống “vĩ đại” là thế, chết cũng phải “vinh quang”: Quan chết như Vua băng hà. Chết có cơ quan nhà nước thông báo rộng rãi, điếu phúng linh đình. Tang lễ và nghi lễ: Ai Quốc tang, treo cờ rủ; Ai Nhà nước tang; Ai Tỉnh tang; Ai Huyện tang có phân định rõ ràng. Tiễn đưa Quan đến nơi yên nghĩ xe nối đuôi dài đếm hụt hơi. Dành những khu đất công làm những nghĩa trang chôn Quan, chôn theo đẳng cấp, chôn trước chôn sau, mả lớn mả nhỏ. Nhiều địa phương đem xác của lãnh đạo cấp cao tỉnh, huyện vào chôn ở những hàng đầu trong các nghĩa trang liệt sĩ?! Đường, trường… không đủ để quý quan chia nhau đặt tên. Đó là chưa nói tượng đài, lăng tẩm, từ đường cho cá nhân và dòng tộc thuộc nhà quan thi nhau mọc lên… So với người ta, mật độ dân số VN ta đã quá cao. Sống cũng chiếm đất, chết cũng chiếm đất kiểu này, con cháu đời sau sống bằng cách nào đây?!

Cố lãnh tụ Hồ Chí Minh được lãnh đạo VN ra sức thần tượng, thần thánh hóa, suy tôn hết lời, ưu ái quá mức: Việt Nam Hồ Chí Minh; Đường Hồ Chí Minh trên biển; Đường Hồ Chí Minh trên bộ; Kết thúc chiến tranh bằng chiến dịch Hồ Chí Minh; Đổi tên Sài Gòn thành TP Hồ Chí Minh; mở đường Hồ Chí Minh xuyên Việt (đang dở dang đoạn đồng bằng Sông Cửu Long, có lẽ hết kinh phí); Đã/định xây khu lưu niệm Hồ Chí Minh hoành tráng ở tỉnh Nghệ An; Tượng và ảnh Hồ Chí Minh gần như buộc phải có ở những nơi trang trọng và trong những nơi hội họp… Nhưng sự thực về ngày chết của lãnh tụ và di chúc của lãnh tụ lại không được tôn trọng: Hồ Chí Minh chết ngày 2/9 mà thông báo ngày 3/9; Hồ Chí Minh di chúc thiêu xác, lãnh đạo VN lại cho ướp xác và lập lăng thờ. Chắc chắn nơi chín suối, Hồ Chí Minh buồn lắm về hậu duệ của mình, nhưng biết sao bây giờ, chết là hết!

Hồ Chí Minh nói: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”.
Chủ tịch nước đương quyền Trương Tấn Sang nói: “Không sợ bất cứ thế lực nào, chỉ sợ Dân mất lòng tin đối với Đảng, Nhà nước”.
Một người thì sợ không công bằng, một người thì sợ dân mất lòng tin. Công bằng và lòng tin có chi mà phải sợ? Phải chăng cả hai đều sợ dân chúng bất bình nổi loạn? Sợ là phải, bởi vì: không công bằng dẫn đến mất lòng tin, mất niềm tin sinh nổi loạn, đó là tất yếu.

Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa biến chất…” - không nhỏ tức là lớn, lớn chớ không phải tất cả? Đúng vậy. Theo quan sát của tôi, đảng viên thoái hóa biến chất phần lớn nằm trong lực lượng đương quyền. Tôi đã và đang chơi thân với một số đảng viên khiêm tốn, đức độ, xin kể ra một ít trường hợp để mọi người suy gẫm:

+ Ông Dương Quang Đông, đảng viên lão thành, đem 40 lượng vàng góp phần cứu dân bị lũ lụt. Người ta hỏi vàng đâu ông có nhiều thế, sao không để  dưỡng già…? Ông thản nhiên đáp: “Của bá tánh ấy mà, tôi bán cái nhà Đảng cấp. Vợ chồng già chỉ cần cái nhà nhỏ là đủ, dôi ra số vàng để chi. Tôi với bả dưỡng già bằng tiền hưu là đủ, chết có chế độ chôn cất…”. Trước khi chết ông còn dặn và được thực hiện: “Người ta tự giác đi điếu, mình nhận hết rồi giao cho Ban tang lễ gởi làm từ thiện”.

+ Ông Nguyễn văn Châu (Châu Nguyễn), đảng viên lão thành, nguyên trưởng Ban Tuyên Huấn Bến Tre, cũng bắt chước ông Dương Quang Đông, trước khi chết trối: “Nhận điếu rồi giao cho Ban tổ chức lễ tang gởi làm từ thiện”. 

+ Ông Phạm văm Kim (Bảy Kim), đảng viên lão thành, nguyên giám đốc Sở Giáo dục Tiền Giang, trước khi chết, ông để lại “Ý Nguyện sau cùng”dán trước quan tài:
Cuối đời đến lúc phải đi xa,
      Tang lễ giản đơn chớ rườm rà.
      Bà con chòm xóm đốt nhang viếng,
      Miễn điếu, miễn quà, miễn tặng hoa.                                                                                                                                        .
      Bè bạn tâm giao sầu tiễn biệt,
      Cháu con mặc niệm, khóc tang gia.
      Thiêu xác phong trần về cát bụi,
      Hồn thiêng nương tựa chốn trăm hoa.
+ Ông Phạm văn Đúng (Ba Đúng), đảng viên lão thành, chưa chết, chỉ mới ngất ngư, cũng viết sẵn lời “Trăn trối”:
Trước phút lìa đời xin ỉ ôi,    (không ra lịnh mà năn nỉ)
      Vùi sâu đáy mộ xác thân tôi,
      Nhạc lễ chẳng cần, không tụng, lạy…
      Phúng điếu chi phiền, khổ nhau thôi.
      Chế độ từ trần vui chấp nhận,
      Quà người cao tuổi ấm hồn tôi.
      Mấy lời trăn trối khi lìa thế,
      Ước nguyện sau cùng bấy nhiêu thôi. 
23/10/2014
   T.T.

Tình hình hiện nay của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA2014-10-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Anh Đặng Xuân Diệu trước tòa.
Anh Đặng Xuân Diệu trước tòa.
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ






Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu hiện phải thụ án 13 năm tù giam tại Trại số 5 Yên Định, Thanh Hóa và thông tin từ một tù nhân vừa mãn án cho biết anh Đặng Xuân Diệu phải chịu sự đối xử vô cùng khắc nghiệt vì không chịu nhận tội.
Gia đình và nhiều người quan tâm đang lên tiếng cho trường hợp của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu.

Một phút gặp mặt

Chừng 50 người gồm cả thân nhân và các thân hữu của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu vào ngày 22 tháng 10 đã đến tại Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa để thăm anh này. Chỉ có ba người thân được vào trại mà thôi và cuộc gặp được anh Đặng Xuân Hà, anh trai của Đặng Xuân Diệu kể lại như sau:

Sáng nay đi thăm Diệu nhưng chỉ được nhìn thấy Diệu thôi. Họ đưa ra rồi hai bên nhìn nhau rồi họ đưa vào thôi. Bản thân tôi, một người chú tên Tân và chị Hòe là chị ruột của Diệu được thấy Diệu mà thôi. Diệu đưa tay chào và người nhà òa lên khóc, và công an cản ra. 

Thấy có lẽ không được một phút. Họ lập văn bản là đã cho gặp người nhà và hai anh em thấy nhau, còn mọi thủ tục để gặp tại Trại giam thì cũng làm mọi thủ tục như thường tức vào trình chứng minh thư, sổ thăm gặp rồi người ta mới giải quyết cho. 

Chúng tôi cũng hỏi tin tức về Diệu thì họ nói những tin tức từ bên ngoài cung cấp là sai, còn việc ăn của Diệu họ nói do Diệu không chịu ăn thôi. Họ nói thế nhưng cụ thể như thế nào mà họ không cho mình gặp Diệu thì việc không cho ăn hay Diệu không ăn thì điều đó vẫn chưa xác định được. Gia đình tiếp tục làm đơn để anh em gặp nhay trao đổi cụ thể. Hiện chúng tôi đang trên đường về, chúng tôi sẽ làm đơn gửi cho  Ban Giám thị Trại 5 Thanh Hóa và những nơi khác nữa.”

Theo gia đình cho biết thì đây là lần thấy mặt anh Đặng Xuân Diệu đầu tiên kể từ khi anh này phải ra tòa và bị kết án 13 năm vào ngày 9 tháng giêng năm ngoái với tội danh bị buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Và trước đó gia đình cũng chỉ được gặp mặt anh này một lần vào tháng 12 năm 2012 khi anh còn ở trại giam B4 của Bộ Công an tại Hà Nội, sau khi bị bắt vào ngày 30 tháng 7.

Thông tin về tình trạng biệt giam khắc nghiệt đối với tù nhân Đặng Xuân Diệu chỉ được bên ngoài biết đến sau khi một tù nhân bị giam ở một phòng áp vách mãn án là Trương Minh Tam ra ngoài cho biết.

Kêu cứu

Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những người cùng khổ.
Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những người cùng khổ.

Khi nhận được tin con phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệp chỉ vì không chịu nhận tội, mẹ của tù nhân Đặng Xuân Diệu vào ngày 14 tháng 10 vừa qua viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi cho thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan hữu quan. Thư nêu lên việc bắt giữ một cách bất minh người con yêu nước, hy sinh vì cộng đồng của bà. Đồng thời lời kêu cứu được đưa ra vì tình trạng an toàn sức khỏe và tính mạng hết sức nguy cấp theo như nhân chứng cho biết.

Mẹ của tù nhân Đặng Xuân Diệu yêu cầu được thăm gặp con của bà theo qui định của pháp luật mà những tù nhân khác được hưởng. Ngoài ra nếu sức khỏe con bà bị suy kiệt, nguy cấp phải được đưa đi chữa trị kịp thời.

Hội đồng Liên tôn Việt Nam cũng có Bản Lên tiếng cực lực phản đối nhà cầm quyền về chế độ nhà tù nhằm trừng phạt, trả thù các tù nhân lương tâm. Bên cạnh đó là những cách thức sử dụng để buộc tù nhân nhận tội.

Bản Lên tiếng cũng tố cáo cách thức bị cho là bao biện khi đổ lỗi cho cấp dưới ra tay đối với tù nhân. Bản Lên tiếng cũng cấp báo cho lương tri nhân loại về những trường hợp tù nhân lương tâm bị rơi vào những trường hợp vừa nêu.

Linh mục Phan Văn Lợi, một người cùng tham gia ký tên trong Bản Lên tiếng của Hội Đồng Liên tôn phát biểu về trường hợp tù nhân Đặng Xuân Diệu hiện nay:

“Trường hợp anh Đặng Xuân Diệu là một trường hợp đặc biệt: thứ nhất anh phải chịu một án tù bất công và nặng nề, anh là một trong hai người phải chịu án tù nặng nhất là 13 năm (trong số 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Vinh); khi vào trong nhà tù anh luôn tỏ thái độ bất khuất không bao giờ nhận tội; thứ hai là không cần kháng án, không cần phúc thẩm; thứ ba anh không mặc áo tù; thứ tư là luôn tranh đấu cho sự vô tội của mình và quyền lợi của các tù nhân. Và anh luôn dùng biện pháp tuyệt thực để bày tỏ ý kiến, lập trường của mình. 

Vì thế anh đã bị cán bộ trại giam hành hạ đủ điều ví dụ như không cho anh gặp thân nhân kể từ khi bị chuyển chính thức ra trại tù sau ngày bị xử án, hoặc không cho anh gửi thư từ và các đơn kiện gửi lên các cơ quan của Bộ Công an đều bị bỏ xó cả. 

Chính đó là trường hợp đặc biệt mà chúng tôi thấy cần phải lên tiếng để một lần nữa nói với thế giới rằng chế độ lao tù của cộng sản vừa bất công, vừa vô luật và khi đưa tù nhân vào trong tù, nhất là những tù nhân lương tâm thì hành họ bằng nhiều cách nhằm bắt buộc họ phải nhận tội hay để trả thù cho lòng yêu nước của họ.”

Hy vọng

Thông tin cho biết từ ngày 22 đến 26 tháng 10 này, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, đến thăm Việt Nam. Ngoài những cuộc làm việc với các quan chức Việt Nam, tin nói ông Tom Malinowski còn đến một số trại giam nơi có giam giữ những tù nhân lương tâm như Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức…

Đây là những người thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo - Tin Lành bị đưa ra xét xử trong hai ngày 8 và 9 tháng giêng năm ngoái với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Anh Chu Mạnh Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, bày tỏ hy vọng ông Tom Malinowski sẽ có dịp đến Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa để tiếp xúc và biết về trường hợp của tù nhân Đặng Xuân Diệu tại đó.

Trong những ngày này, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến việc blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người chủ xướng Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do và công khai lên tiếng chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam, bị kết án 12 năm về cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ bị đưa ra khỏi nhà giam trục xuất sang Hoa Kỳ. 

Đây là một trường hợp được cho biết có sự can thiệp từ phía Mỹ và nhiều nhà đấu tranh cho rằng Hà Nội mang ông này ra đổi chác với Washington để có được những điều mà họ mong muốn như sự nới lỏng lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và tư cách thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, do Hoa Kỳ đứng đầu.



Hãy lên tiếng bảo vệ Lê Thị Phương Anh – nhân chứng tội ác của lãnh đạo nhà nước Việt Nam

Ngô Thị Hồng Lâm

Kể từ ngày 21.4.2008 đến nay, hai vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh đã kiên trì tố cáo những tội ác khủng khiếp của một số vị lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Đó là ông Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh.

Ngày 5.8.2008, Công an tỉnh Quảng Trị đã mời Lê Anh Hùng lên làm việc về đơn thư tố cáo mà anh đã gửi tới hàng loạt cơ quan hữu quan và báo chí qua mạng Internet. Buổi làm việc có lập biên bản; Lê Anh Hùng đã ký vào từng trang trong hàng chục trang của đơn thư tố cáo của anh mà Công an Quảng Trị in ra. Anh bảo lưu những lời tố cáo của mình, khẳng định là chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời tố cáo đó.

Tuy nhiên sau đó, không một cơ quan hữu quan nào, kể cả Công an Quảng Trị, trả lời hay giải quyết đơn thư tố cáo công khai và đúng pháp luật đó của Lê Anh Hùng cả. Luật Khiếu nại – Tố cáo trước kia chấp nhận hình thức tố cáo qua mạng, chưa kể Lê Anh Hùng còn làm việc với Công an Quảng Trị và trực tiếp ký vào từng trang đơn thư tố cáo dày hàng chục trang.
Ngày 25.12.2009, sau khi đã gửi đơn thư tố cáo qua mạng đến lần thứ 20, Lê Anh Hùng bị Công an Đồng Nai “bắt quả tang” tại một tiệm Internet về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Ngày 31.12.2009, Công an Quảng Trị khởi tố anh về tội “vu khống”. Sau đó, người ta đã “giám định” là anh bị “tâm thần hoang tưởng” và đưa anh đi “điều trị bắt buộc” tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng từ ngày 4.5 – 24.8.2010.
Sau khi được trả tự do vào ngày 24.8.2010, Lê Anh Hùng lại tiếp tục gửi thư tố cáo qua mạng Internet tới hàng loạt cơ quan hữu quan và báo chí. Lần này, trong đơn thư tố cáo của anh có Bản Cam Đoan của Lê Thị Phương Anh, người từng là một mắt xích quan trọng trong băng đảng ma tuý của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải. Bản Cam Đoan này nêu rõ: “Tôi hoàn toàn đồng ý với thư tố cáo của chồng tôi đối với các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải. Tôi là người nằm trong đường dây ma tuý của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Tôi là nhân chứng trực tiếp và cung cấp thông tin cho chồng tôi”.
Tuy nhiên, không một cơ quan nào tiếp nhận hay trả lời đơn thư của anh cả, mặc dù nhiều trang mạng trong và ngoài nước đã đăng tải công khai đơn thư tố cáo khủng khiếp đó.
alt
Ngày 16.11.2011, một lần nữa Lê Anh Hùng lại đến Công an tỉnh Quảng Trị để trực tiếp gửi đơn thư tố cáo (kèm theo Bản Cam Đoan của Lê Thị Phương Anh). Mặc dù tiếp nhận đơn thư, nhưng Công an Quảng Trị cũng không giải quyết theo thẩm quyền của mình. Lẽ ra, họ phải hoặc là trả lời người tố cáo, hoặc là chuyển đơn thư lên cấp trên là Bộ Công an để giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết.

Ngày 6.6.2012, Lê Anh Hùng đã trực tiếp gửi đơn thư cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và ngày 19.6.2012, ĐBQH Dương Trung Quốc đã chuyển đơn thư của anh cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Mặc dù Lê Anh Hùng đã nhiều lần đốc thúc qua ĐBQH Dương Trung Quốc nhưng các cơ quan hữu quan vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy là họ đang xử lý vụ việc một cách nghiêm túc và đúng pháp luật.

Trong khi vụ tố cáo của Lê Anh Hùng chưa được giải quyết và mặc dù anh đang có công ăn việc làm ổn định thì đùng một cái, ngày 24.1.2013, Lê Anh Hùng bị Công an Hà Nội phối hợp với Công an Hưng Yên cưỡng chế trái pháp luật vào trại tâm thần trá hình mang tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội.

Nhờ sự lên tiếng của dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, ngày 5.2.2013, Lê Anh Hùng được trả tự do sau 12 ngày bị giam giữ trái phép trong trại tâm thần.

Mãi hơn 1 năm sau khi tiếp nhận đơn thư, ngày 18.7.2013 ĐBQH Dương Trung Quốc mới trao cho Lê Anh Hùng công văn của Bộ Công an trả lời Quốc hội về vụ tố cáo của Lê Anh Hùng. Vì công văn bị cắt đầu cắt đuôi nên người ta không biết cơ quan nào của Bộ Công an phát hành công văn cũng như ai là người ký công văn. Trong công văn này, Bộ Công an lặp lại kết luận điều tra của Công an Quảng Trị năm 2010 để cho rằng Lê Anh Hùng bị “tâm thần hoang tưởng” và bác bỏ đơn thư tố cáo.

Công văn này của Bộ Công an là hoàn toàn trái pháp luật, bởi lẽ người ta đã không hề đếm xỉa gì tới Bản Cam Đoan viết tay của Lê Thị Phương Anh. Ngoài ra, nếu Lê Anh Hùng thực sự bị “tâm thần hoang tưởng” thì đó là kết quả giám định pháp y tâm thần ở thời điểm năm 2009, nay nếu muốn kết luận anh có bị “tâm thần hoang tưởng” hay không thì phải tiến hành giám định pháp y tâm thần lại lần nữa. Đặc biệt, Lê Anh Hùng lại còn là một người dịch thuật xuất sắc, dịch cả những tác phẩm học thuật chuyên sâu về triết học – kinh tế; chưa kể anh còn là một blogger với một blog cá nhân có nhiều độc giả, các bài viết của anh được đăng tải trên các trang mạng uy tín như VOA, RFA, Bauxite Việt Nam, v.v. suốt nhiều năm qua.

Ngày 16.9.2013, vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh lại trực tiếp gửi đơn thư tố cáo mới cho ĐBQH Dương Trung Quốc. Đơn thư lần này do cả hai vợ chồng cùng ký, chứ không phải chỉ có Lê Anh Hùng ký như trước. ĐBQH Dương Trung Quốc chuyển đơn thư mới này cho Bộ Công an.

Kỳ lạ thay, trước kia các cơ quan hữu quan cứ một hai khẳng định là Lê Anh Hùng bị “tâm thần hoang tưởng” để phớt lờ vụ tố cáo, nhưng đến khi đơn thư tố cáo mới do chính Lê Thị Phương Anh, người từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, trực tiếp ký thì Bộ Công an lại im lặng một cách hết sức khó hiểu, nhất là khi thông tin về vụ tố cáo này đã tràn ngập trên mạng và truyền thông quốc tế cũng đã nhiều lần đưa tin.

Trong khi vụ tố cáo của vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh không được giải quyết đúng pháp luật thì suốt nhiều năm qua, gia đình này là nạn nhân của đủ trò khủng bố, trả thù tàn độc, hèn hạ của những kẻ bị tố cáo.

Điển hình như vụ Lê Anh Hùng bị cưỡng chế trái pháp luật vào trại tâm thần vào ngày 24.1.2013, hay vụ Lê Thị Phương Anh bị tay chân xã hội đen của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải bắt cóc ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại Tp Đông Hà vào chiều ngày 8.10.2013.

Sáng ngày 15.5.2014 vừa qua, Phương Anh đi xe máy đến Đồng Nai cùng hai người bạn của mình là Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung. Đỗ Nam Trung chở Phương Anh trên một xe, còn Phạm Minh Vũ đi một xe. Do lần đầu tiên đến Đồng Nai nên 3 người vừa đi vừa hỏi đường. Điều này chứng tỏ là việc Phương Anh đến Đồng Nai là không có tổ chức và kế hoạch, Phương Anh không hề quen biết một ai ở Đồng Nai cả. (Lê Anh Hùng còn cho biết là anh có bằng chứng rõ ràng về việc sáng hôm đó Phương Anh định đi Đồng Nai một mình, bằng xe buýt hoặc bắt xe ôm, nhưng sau đó hai người kia gọi điện bảo đi cùng.)

Ảnh do Lê Anh Hùng cung cấp
Ảnh do Lê Anh Hùng cung cấp

Chỉ vài phút sau khi Phương Anh nhắn tin cho một người bạn trên mạng và Lê Anh Hùng để hỏi đường (tin nhắn cuối cùng của Phương Anh vào lúc 10h12) thì Phương Anh và bạn của cô đã bị một tốp khoảng 50 công an Đồng Nai chặn lại, yêu cầu Phương Anh xoá các bức ảnh đã chụp trong máy – điều mà Phương Anh đã đáp ứng – rồi bắt giữ cô ấy cùng bạn của cô. Phương Anh điện thoại báo cho chồng việc bị bắt giữ vào lúc 10h17’, tức là khoảng 10h15-10h16’ thì cô ấy đã bị Công an Đồng Nai chặn lại.

Trong bản “Thông báo tạm giữ hình sự” mà Công an Đồng Nai gửi cho gia đình Đỗ Nam Trung thì Nam Trung bị tạm giữ vì hành vi “gây rối trật tự công cộng”. Còn trong công văn số 467/NG-CÂu ngày 1.7.2014 gửi cho Đại sứ quán Đức, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định viết: “Kết quả điều tra xác định những người này đã thực hiện hành vi quay phim, chụp ảnh đưa thông tin xuyên tạc kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.”

Trên thực tế, sáng 15.5.2014, Phương Anh đưa tin trên Facebook là “Sinh viên một số trường được nhà trường huy động để rải truyền đơn tuyên truyền phải trái cho anh em công nhân”, kèm theo đó là những ảnh chụp lời kêu gọi công nhân chấm dứt biểu tình bạo loạn.

Như vậy, Phương Anh không thể vừa ngơ ngác hỏi đường (vì cả người bạn trên mạng lẫn Lê Anh Hùng đều không chỉ dẫn đường sá cho cô), vừa “quay phim, chụp ảnh đưa thông tin xuyên tạc”, vừa “kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng” chỉ trong 2-3 phút ngắn ngủi sau khi gửi tin nhắn cuối cùng cho chồng. 

Phương Anh lại càng không có động cơ “kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng” khi mà bản thân cô đã phổ biến thông tin đúng đắn qua Facebook của mình như trên. Vậy mà, thay vì phải tuyên dương Phương Anh vì việc làm đầy tinh thần trách nhiệm đó thì người ta lại bắt giam và truy tố cô. Thử hỏi CÔNG LÝ nào ở đây?

Tóm lại, việc Công an Đồng Nai tạm giữ, tạm giam và truy tố Phương Anh là hoàn toàn trái pháp luật và hết sức mờ ám.

Liên hệ với vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng suốt 6 năm qua mà vợ chồng Phương Anh là người đứng đơn, người ta hoàn toàn có lý do để tin rằng đây là một vụ trả thù hòng bịt miệng người tố cáo. Những kẻ bị tố cáo đang lãnh đạo đất nước này và nắm trong tay cả bộ máy công an – viện kiểm sát – toà án sẽ tìm mọi cách để trả thù và bịt miệng Phương Anh.

Chúng tôi kêu gọi dư luận trong và ngoài nước quan tâm theo dõi và lên tiếng về vụ việc này để không chỉ bảo vệ Phương Anh, bảo vệ Công lý mà quan trọng hơn là bảo vệ đất nước chúng ta.
N.T.H.L.
Tác giả gửi BVN

TQDN - Tăng lương để mua nhà








Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !





image





Preview by Yahoo

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List